Gò trong thai kỳ là gì? Những điều cần biết về các cơn gò trong thai kỳ
Trong quá trình mang thai chắc hẳn bà bầu nào cũng gặp phải những cơn gò trong thai kỳ. Đây là một trong những dấu hiệu để nhận biết quá trình chuyển dạ khi các bà bầu sắp sinh. Tuy nhiên thì các cơn gò nó sẽ có đặc điểm khác nhau cho nên các bạn cần phải lưu ý.
Bài viết dưới đây mình sẽ giới thiệu tới các bạn top 6 cơn gò trong thai kỳ và những dấu hiệu để nhận biết nó nhé.
Gò trong thai kỳ là gì?
Gò trong thai kỳ là những cơn co thắt của tử cung thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ. Điều này là hoàn toàn bình thường không có gì phải đáng lo ngại cả bởi đây chỉ là dấu hiệu cho các cơn co thắt xảy ra khi tử cung chuẩn bị sinh nở.
Tuy nhiên trong những tháng sớm hơn, cơn gò tử cung thường xuất phát từ 1 điểm ở góc tử cung, sau đó lan tỏa đều khắp thân tử cung, là động lực của cuộc chuyển dạ đẻ.
Rối loạn co bóp của tử cung có thể dẫn đến tnh trạng chuyển dạ bị kéo dài hoặc nguy hiểm hơn là gây các tai biến cho người mẹ và cho thai nhi.
Biểu hiện và tần suất để nhận biết cơn gò trong thai kỳ:
- Đau ở phần lưng dưới và lan dần ra phía trước;
- Đau ở xương chậu và bụng trên;
- Cảm nhận có áp lực ở vùng chậu;
- Những cơn đau với cường độ và mật độ ngày càng tăng ;
- Các cơn gò kéo dài từ 45 giây đến 90 giây và lâu hơn;
- Các cơn co xảy ra sau mỗi 5 đến 10 phút và ngày càng gần hơn theo thời gian và tăng cường độ.
Phân loại những loại gò trong thai kỳ
Dựa vào các yếu tố như thời điểm xuất hiện, tần suất và mức độ của cơn gò, có thể chia cơn gò tử cung thành 3 dạng chính:
- Cơn gò sinh lý (chuyển dạ giả)
- Cơn gò sinh non
- Cơn gò chuyển dạ
Cách giúp mẹ bầu dễ chịu hơn trong cơn gò thai kỳ
Mẹ bầu có thể áp dụng một số phương pháp sau để làm giảm bớt cơn đau cũng như làm mình dễ chịu hơn khi cơn chuyển dạ đến:
- Nếu khi ấy chỉ đơn thuần là cơn gò sinh lý, mẹ có thể thử tắm nước ấm (tuy nhiên phải phụ thuộc vào sức khỏe, thể trạng của mẹ) hoặc uống một ly nước ấm cũng có thể giúp mẹ làm dịu cơn đau.
- Cơn đau đến phương pháp hít thở đều, nhẹ sẽ giúp mẹ đỡ đau và cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
- Mẹ bầu đặc biệt lưu ý không nên xoa bụng hoặc se đầu ti của mình vào những tháng cuối cùng của thai kỳ vì dễ có nguy cơ sinh non.
- Nhanh chóng đến bệnh viện khi có dấu hiệu chuyển dạ thực sự, các bác sĩ nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn cũng như có các phương pháp hít thở, hỗ trợ mẹ đón bé nhanh và ít mất sức hơn.
Những lưu ý quan trọng về gò thai kỳ
- Các cơn co thắt có thể khiến cổ tử cung mỏng đi, giãn ra hoặc mở ra để chuyển dạ. Chúng cũng giúp đẩy em bé vào khung chậu của mẹ khi chuyển dạ và kết hợp các cơn co thắt tử cung với việc mẹ rặn đẻ để đẩy em bé ra ngoài.
- Nếu như bạn có những cơn gò và đau trong thời gian dài thì cần đến bác sĩ ngay lập tức. Và thông thường cơn co chuyển dạ sẽ đau hơn cơn co Braxton Hicks.
- Cơn co thực sự bắt đầu sau tuần thứ 37. Nếu nó xảy ra sớm trước tuần 37, đó là cơn co chuyển dạ sinh non.
- Trong quá trình mang thai, bạn có thể gặp phải một số cơn co thắt tử cung, nhưng để xác định bạn sắp sinh hay không, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm, đánh giá dựa trên một số yếu tố để xác định là chuyển dạ giả hay chuyển dạ thật.
Các bà mẹ nên đến gặp bác sĩ khi gặp phải các trường hợp sau đây:
- Các cơn co thắt tử cung diễn ra nhanh chóng và kéo dài trong vài phút, kèm theo đau bụng dữ dội, nôn mửa và đau lưng. Đây là dấu hiệu của việc sảy thai hoặc sinh non.
- Nếu thấy tử cung co bóp mạnh yếu không đều, thai nhi không cử động, bụng nhỏ lại
- Tiết dịch âm đạo bất thường do co thắt tử cung, có thể là vỡ ối hoặc rách nhau thai ở phụ nữ. Thai phụ cần đến bệnh viện ngay lập tức.
- Tử cung to và cứng, khi ấn vào sẽ đau, kèm theo các cơn co thắt không đều, chóng mặt, nôn nhiều. Có thể bị bong nhau thai sớm.
- Có hiện tượng chảy máu âm đạo nhưng không đau. Lúc này, nhau thai có thể nằm sai vị trí, mẹ bầu cần đi cấp cứu ngay.
Cơn co Braxton Hicks
Cơn gò Braxton Hicks còn được gọi với một cái tên khác đó là cơn gò chuyển dạ giả, thường xuất hiện vào tháng thứ tư của thai kỳ và bà bầu sẽ cảm nhận rõ hơn ở tam cá nguyệt 2 và tam cá nguyệt 3. Những cơn co này là bước đầu để tử cung luyện tập cho ngày sinh cũng như rèn luyện khả năng chịu đựng của người phụ nữ trước khi sinh.

Cơn co Braxton Hicks có những biểu hiện như:
- Cơn co chủ yếu xuất hiện ở bụng hơn ở lưng
- Không đều, không xảy ra thường xuyên và không tăng dần về cường độ
- Không đau đớn nhưng khiến sản phụ không thoải mái
- Giảm khi nghỉ ngơi, đi bộ hoặc đi tiểu.
Để giảm bớt cơn gò, thai phụ cần làm một số điều sau:
- Nên uống nhiều nước
- Chuyển sang tư thế giảm đâu
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn nữa
- Tập hít thờ đều đặn, đi massage, đọc sách, nghe nhạc…
Nếu như áp dụng những biện pháp trên mà không thấy đỡ hoặc là cơn gò càng ngày càng dày lên thì thai phụ nên đến bệnh viện khám vì rất có thể có khả năng sinh non.
Cơn gò chuyển dạ sinh non
Nếu như xuất hiện cơn gò chuyển dạ trước tuần 37 của thai kỳ thì đó có thể là dấu hiệu của việc sinh non. Cơn gò chuyển dạ sinh non có đặc điểm tương tự với cơn gò chuyển dạ khi thai kỳ đủ tháng. Cơn đau xuất hiện theo chu kỳ khoảng 10 – 12 phút.

Đặc điểm để nhận biết cơn gò chuyển dạ sinh non:
- Cảm giác bụng cứng hơn, tử cung căng hơn
- Chảy máu hoặc dịch âm đạo
- Đau âm ỉ vùng hông lưng dưới
- Cảm giác đè nặng vùng chậu
- Vỡ ối
Một vài nguyên nhân gây ra cơn gò chuyển dạ sinh non:
- Đã từng sinh non
- Chiều dài cổ tử cung ngắn
- Nhiễm trùng
- Lối sống không lành mạnh
- Sinh đôi, sinh ba
Các thai phụ cần làm gì khi có những dấu hiệu bất thường trên:
- Uống đủ nước
- Tắm bằng nước ấm sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn
- Không nên nằm ngửa
- Theo dõi cơn co trong 1 giờ
Nếu như thai phụ đau trong nhiều giờ, cần lập tức đến ngay bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
Cơn gò chuyển dạ tiềm thời
Giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ còn gọi là chuyển dạ pha tiềm thời. Trước khi bắt đầu chuyển dạ, thai phụ sẽ cảm nhận được sự gia tăng của các cơn gò. Thai phụ sẽ cảm nhận được các cơn thắt chặt và dãn dần ra ở bụng.

Thai phụ sẽ cảm thấy khó chịu như đau bụng kinh và trong giai đoạn này cổ tử cung mở ra khoảng 4cm.
Sau đây là một số triệu chứng của cơn gò chuyển dạ tiềm thời:
- Cơn co không đều, khoảng 30-40 giây/cơn
- Đau âm ỉ ở lưng
- Cơn co thắt mạnh
- Cảm giác đè nặng vùng chậu
- Khó thở
Bên cạnh các cơn gò thì mẹ bầu có thể cảm nhận được biểu hiện quan trọng khác cho biết cổ tử cung mình đang mờ dần. Dấu hiệu đó chính là dịch nhầy có màu hồng xuất hiện ở quần lót.
Cơn gò chuyển dạ hoạt động
Trong thời điểm này, các cơn gò diễn ra mạnh mẽ và dữ dội hơn so với pha tiềm thời. Cổ tử cung của mẹ bầu sẽ mở rộng hết cỡ với kích thước khoảng 4 - 10 cm để em bé có thể chui ra ngoài.
Ở giai đoạn đầu chuyển dạ, tần số thường chỉ là 1-2 cơn co trong 10 phút, mỗi cơn co khoảng 20 giây. Ở giữa giai đoạn chuyển dạ, tần số tăng lên 2-3 cơn co trong 10 phút, mỗi cơn co khoảng 30 giây. Sở giai đoạn chuyển dạ sắp sinh, tần số tăng lên 4-5 cơn co trong 10 phút, mỗi cơn co có thể kéo dài 40-50 giây. Đó là tính nhịp nhàng tăng dần của cơn co tử cung.
Đặc điểm cơn co chuyển dạ hoạt động:
- Cơn co kéo dài 50-75 giây
- Cơn co cách nhau 2-3 phút
- Cảm giác đè nặng và đau lưng vì em bé đang lọt
- Cảm giác muốn rặn mạnh.
Ngoài ra, thai phụ còn cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, đầy hơi.

Nguyên nhân của cơn gò chuyển dạ hoạt động chủ yếu là do tuyến yên tiết oxytocin, kích thích cơ tử cung co- giãn thúc đẩy đầu em bé áp vào cổ tử cung, dẫn đến cổ tử cung xóa mở nhiều hơn.
Nếu mẹ bầu nghi ngờ mình đã chuyển sang pha hoạt động hãy báo ngay với bác sĩ để kiểm tra kịp thời. Mẹ bầu cũng không phải quá lo lắng bởi các bác sĩ sẽ kiểm tra đều đặn 30 phút/lần độ mở cổ tử cung.
Xem thêm:
Mẹ mang thai lần 2 có gì khác so với lần đầu? Những điều cần lưu ý
Các chỉ số siêu âm mẹ cần nắm rõ và những thông tin chính xác nhất
Cơn co chuyển dạ thực sự
Có lẽ đây là giai đoạn đau đớn nhất của quá trình chuyển dạ, đau nhất là ở khu vực vùng lưng và bụng dưới. Cơn gò này sẽ nhanh chóng lan ra từ khu vực vùng lưng đến phía trước bụng.

Đi kèm với cảm giác đau lưng, đau bụng có thể là cả hiện tượng co cơ đau đớn như bị chuột rút. Các mẹ bầu hãy nhận biết sớm dấu hiệu cơn gò chuyển dạ để nhanh chóng đến bệnh viện và đón bé ra đời.
Cơn chuyển dạ khi đón bé cổ tử cung sẽ mở khoảng 7 đến 10cm khoảng cách giữa mỗi cơn gò là 30 giây đến một phút. Ngoài những biểu hiện trên thì thai phụ cũng có thể cảm thấy: nôn ói, ớn lạnh, đầy bụng, ợ hơi, xì hơi…
Thai phụ cần làm gì khi có cơn co chuyển dạ thực sự:
- Đi tắm
- Đi bộ hoặc thay đổi tư thế
- Uống nước vì điều này cũng có thể giúp có đủ năng lượng trong quá trình sinh con
- Nghỉ ngơi
- Ăn uống đủ chất
- Nhờ một ai đó massage lưng và chân có thể giúp bạn dễ chịu hơn
- Thiền, yoga, thư giãn cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng
Sau đó thai phụ cần đến bệnh viện ngay lập tức để chuẩn bị quá trình sinh em bé.
Thai máy
Thai máy à hiện tượng thai nhi cử động trong bụng mẹ. Đây là dấu hiệu khi thai nhi có những cử động như xoay trở mình, tay và chân hay toàn thân thai nhi cử động.

Thông thường phải đến tuần thứ 18 - 20 của thai kỳ, cơ thể mẹ mới có thể bắt đầu cảm nhận được sự cử động của thai nhi.
Đối với thai nhi khoẻ mạnh thường có khoảng 10 cử động thai trong 20 phút. Đôi khi là một khoảng thời gian 20-40 phút mẹ không cảm nhận có cử động thai do thai ngủ.
Nếu sau 5 tháng, vẫn chưa thấy thai máy là dấu hiệu đáng ngại. Những thai phụ có thành bụng dày khó cảm nhận thai máy hơn người có thành bụng mỏng.
Đặc điểm của thai máy:
- Khi thai nhi còn bé, cảm giác thai máy giống như sủi nước, xuất hiện rải rác trong ngày và không tạo ra âm thanh hay cảm giác khó chịu cho mẹ.
- Những tuần sau tuần thứ 20, thai nhi có cử động mạnh mẽ và rõ rệt hơn, số lần thai máy cũng nhiều hơn, duỗi, đá, kéo thường xuyên hơn và nhất là những tuần cuối thai kỳ.
- Thai máy nhiều và rõ rệt nhất khi mẹ nghỉ ngơi nơi yên tĩnh hoặc sau bữa ăn của mẹ.
Xem thêm:
Tăng đề kháng cho bà bầu giúp phòng chống bệnh và giảm nghén
Rụng tóc khi mang thai nỗi ám ảnh của bà bầu và những cách khắc phục
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến cơn gò trong thai kỳ. Các cơn gò trong thai kỳ là một hiện tượng hết sức bình thường và thường xuyên gặp phải trong quá trình mang thai của các mẹ bầu, nên các bà mẹ không cần quá lo lắng khi gặp phải trường hợp này.
Việc hiểu và phân biệt được các đặc điểm khác nhau của cơn co sẽ giúp cho các bạn giảm được nỗi lo sợ trước những ngày sinh. Hy vọng với những thông tin trên về cơn gò trong thai kỳ giúp cho bạn bình tĩnh và lắng nghe cơ thể mình hơn.
Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận.
Báo lỗi
Địa điểm liên quan
Top 5 Kem trị mụn cho bà bầu an toàn hiệu quả trả lại bạn làn da mềm nhẵn mịn
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!