Top 12 Quan niệm sai lầm trong ăn uống của bà bầu có thể gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con

5.0  (1 bình chọn)
 660

Quan niệm sai lầm trong ăn uống của bà bầu đôi khi chỉ là mong manh ranh giới đúng và sai. Đúng khi ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng và an toàn. Sai khi cố gắng ăn lệch lạc vì một mục đích nào đó hoặc vì những lời truyền miệng. 

Cùng TopZ điểm qua những quan điểm, ý kiến trái chiều về quan niệm ăn uống của bà bầu đang được quan tâm nhất hiện nay nhé!

1

Ăn nhiều trứng ngỗng để con thông minh khỏe mạnh

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Ăn trứng ngỗng để con thông minh có lẽ là một trong những lời truyền miệng đã có từ rất lâu và được rất nhiều mẹ tin tưởng. Vậy cơ sở nào để đánh giá ý kiến đó đúng hay không? 

Thành phần trung bình của một quả trứng ngỗng:

  • 13gr protein
  • 14,2 gram lipid
  • 360 mcg vitamin A
  • 71 mg calxi
  • 210 mg phosphor
  • 3,2 mg sắt
  • 0,15mg vitamin B1
  • 0,3mg vitamin B2
  • 0,1mg vitamin
trứng ngỗng
Quan niệm sai lầm : Ăn nhiều trứng ngỗng để con thông minh khỏe mạnh

Rất nhiều người xem trứng ngỗng là quý vì hiếm thấy trên thị trường so với các loại trứng khác. Tuy nhiên, vì đa số người nuôi ngỗng với mục đích lấy thịt, không phải để lấy trứng nên chúng không phổ biến như trứng các loại gia cầm khác. 

Thực tế, rất nhiều người vì lý do hiếm nên đã nhầm tưởng những giá trị dinh dưỡng của nó, đặc biệt là với sức khỏe cho các bà bầu. Sự thực là các vitamin có trong trứng ngỗng không đầy đủ như trứng gà. Do đó, thay vì cố gắng tìm được trứng ngỗng để ăn thì bạn có thể dùng trứng gà để thay thế.

So với trứng gà, trứng ngỗng có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn. Mặt khác, một thành phần chứa nhiều trong trứng ngỗng đó là cholesterol và lipid, đây là những chất không tốt cho sức khỏe và hệ tim mạch. Nếu sử dụng nhiều, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp,..

Do đó, thay vì tin vào quan niệm sai lầm vể ăn uống của bà bầu do truyền miệng mà cố gắng tìm được trứng ngỗng để ăn thì bạn có thể dùng trứng gà để thay thế. 

2

Ăn rau ngót rau răm gây sảy thai

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Rau ngót và rau răm không biết từ bao giờ đã trở thành loại thực phẩm bị “nghiêm cấm” trong suốt thai kì của người mang thai. 

rau ngót
Quan niệm sai lầm trong ăn uống của bà bầu: Cho rằng không thể ăn rau ngót rau răm

Theo đông y, rau ngót có vị ngọt, tính mát, không độc có tác dụng điều hoà nội tạng, bổ ích cho cơ thể, tăng cường cơ năng tiêu hoá và bài tiết. Rau ngót có thể chữa các bệnh tưa lưỡi trẻ em, đái dầm, đái đục ở trẻ em, thuốc bổ dưỡng, mát máu cho người mới ốm dậy.

Ngoài ra, rau ngót có tác dụng co bóp cổ tử cung nên người ta khuyên không nên ăn ở ba tháng đầu của thai kỳ. Tác dụng gây sảy thai của rau ngót, chưa có tài liệu nào nghiên cứu nên các chuyên gia thường khuyên những người từng sảy thai hoặc mang thai ở thời kỳ nguy hiểm (12 tuần đầu) nên hạn chế ăn rau ngót.

Phụ nữ thai kỳ vẫn có thể bổ sung rau ngót vào chế độ ăn hằng ngày của mình với số lượng vừa phải. 30 gram rau ngót mỗi ngày là hàm lượng ở mức an toàn. Ăn rau ngót 3 tháng đầu khi mang thai vẫn được khuyên nên hạn chế vì có thể làm bà bầu cảm thấy đầy bụng và khó tiêu.

Tương tự với rau răm cũng có chung tính làm ấm, có tác dụng gây co bóp tử cung nếu ăn một lượng lớn trong ba tháng đầu thai kì.

Vậy ngay từ ban đầu khẳng định rau ngót hay rau răm ăn vào có thể gây sảy thai là không chính xác. Mà với mẹ bầu, bất cứ loại rau hay thực phẩm nào dù có tốt đến đâu cũng chỉ nên ăn một lượng vừa đủ. Tránh tình trạng ăn quá no gây đầy bụng, trào ngược hoặc ợ hơi, buồn nôn làm cơ thể mẹ khó chịu.

3

Ăn nhiều tốt cho cả 2 mẹ con

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Mang thai là một giai đoạn tuyệt vời có sự gắn kết sâu sắc giữa 2 mẹ con. Tuy nhiên việc mẹ cố gắng ăn nhiều chưa chắc đã mang lại hiệu quả tốt như mẹ bầu mong muốn.

đồ ăn nhanh
Quan niệm sai lầm trong ăn uống của bà bầu: Ăn nhiều tốt cho cả 2 mẹ con

Khi mang thai nhu cầu dinh dưỡng của mẹ cần tăng lên, nhưng không đến mức tăng gấp đôi như mọi người vẫn tưởng. Có rất nhiều mẹ bầu chỉ tăng vài kilogam trong cả thai kỳ nhưng vẫn sinh ra em bé đủ cân và khỏe mạnh bình thường.

Việc cố ăn thật nhiều có thể khiến mẹ bầu tăng cân quá mức cần thiết và gây ra nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe của mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

4

Không được ăn phomai

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Có một vài đồn đoán cho rằng bà bầu không nên ăn phô mai tươi. Bản chất phô mai với nguyên liệu chính là sữa, sau đó lên men rồi kết đông lại bằng enzyme rennet. Chính vì thế, một số nghiên cứu nhận thấy hàm lượng dưỡng chất như canxi, vitamin D hay protein trong phô mai còn “nổi bật” hơn sữa. 

Theo đó, trong trường hợp không bị dị ứng lactose hoặc casein thì mẹ có thể yên tâm rằng bà bầu hoàn toàn ăn phô mai được.

phomai
Quan niệm sai lầm trong ăn uống của bà bầu: Không được ăn phô mai

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cũng như đảm bảo vệ sinh thì mẹ bầu nên chọn một trong ba loại phô mai được đánh giá cao về an toàn cũng như nồng độ dinh dưỡng cao

Phô mai cứng
Phô mai cứng là loại phô mai này có độ cứng cao nhất và độ ẩm tương đối thấp, màu vàng hoặc trắng ngà, hương vị thơm dịu, chủ yếu được sử dụng bằng cách bào sợi vì rất khó thái lát. Một số loại phô mai cứng phù hợp với bà bầu như phô mai Parmesan, phô mai Asiago hay phô mai Manchego,…

 Phô mai bán cứng
Cũng có hương vị và màu sắc khá tương đồng với phô mai cứng nhưng độ ẩm của phô mai bán cứng cao, đồng thời không quá cứng. Những loại phô mai bán cứng phổ biến, dễ tìm kiếm gồm phô mai Cheddar, phô mai Gouda, phô mai Swiss hoặc phô mai Edam.

Phô mai mềm từ sữa thanh trùng
Các loại phô mai mềm có độ béo và độ ẩm khá cao, dễ tạo điều kiện để vi khuẩn Listeria sinh sôi nên không phù hợp với mẹ cũng như thai nhi. Song nếu mẹ thích độ mềm, dẻo từ phô mai này thì hãy chú ý lựa chọn phô mai mềm được làm từ sữa thanh trùng như Mozzarella, Ricotta,…để đảm bảo an toàn sức khỏe.

5

Dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng có thể thay thế dinh dưỡng bữa ăn hàng ngày

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Đây là một trong những sai lầm nguyên trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Một số mẹ lầm tưởng rằng đã thuốc bổ, có nghĩa là tốt hơn cơm, tốt hơn thịt cá hay hoa quả bởi ảo tưởng những thành phần trong thuốc có thể mang lại.

thực phẩm chức năng
Quan niệm sai lầm trong ăn uống của bà bầu: Dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng có thể thay thế dinh dưỡng bữa ăn hàng ngày

Sự thật hoàn toàn trái ngược đấy các mẹ ạ. Ngay bản chất của các loại thuốc bổ luôn được khuyến cáo chỉ nên dùng để bổ sung các dưỡng chất, vi chất còn thiếu. Nghĩa là nguồn dinh dưỡng ngày hàng và an toàn cho mẹ bầu nên chọn luôn là các loại thực phẩm tươi ngon, an toàn và đầy đủ dinh dưỡng. 

Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống bổ sung tốt, ngoài 3 bữa chính nên có thêm 1-2 bữa phụ bổ sung. Đơn giản chỉ là cốc sữa, hoa quả vào bữa xế. Tuy nhiên lượng dinh dưỡng các bữa ăn này đem lại vô cùng dồi dào và đầy đủ các nhóm vitamin nếu mẹ bầu chịu ăn đa dạng.

Thuốc bổ hay các loại bổ sung vitamin khác, chỉ nên dùng hỗ trợ hoặc đan xen. Mẹ bầu không nên quá phụ thuộc dẫn đến quá thiếu hoặc quá thừa một vài nhóm vi chất được thuốc bổ sung nhé.

Xem thêm:

Sữa bột cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kì và những điều đặc biệt lưu ý

 

6

Tuyệt đối không được uống cafe vì ảnh hưởng đến em bé

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Để khẳng định là mẹ bầu không được uống cafe dù chỉ một cốc vì ảnh hưởng đến em bé là không đúng. Nhưng nếu với liều lượng cao và liên tục thì sẽ ảnh hưởng thực sự tới sự phát triển trí não cũng như cân nặng của thai nhi.

Mẹ uống cà phê sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi bởi caffein mà mẹ tiêu thụ sẽ đi qua nhau thai. Theo các chuyên gia, nếu mẹ bầu uống trên 6 tách cà phê hoặc đồ uống chứa caffein tương tự mỗi ngày, em bé sinh ra sẽ bị thiếu cân, điều này vô cùng nguy hiểm.

cafe
Quan niệm sai lầm trong ăn uống của bà bầu: Tuyệt đối không được uống cafe vì ảnh hưởng đến em bé

Gan của thai nhi chưa hoàn thiện nên nếu mẹ bầu uống quá nhiều cà phê trong suốt thai kỳ, cafein sẽ tồn tại trong cơ thể bé lâu hơn so với người lớn, từ đó gây ra nhiều tác hại. 

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy những mẹ bầu uống cà phê thì con có nguy cơ bị bệnh bạch cầu tăng 20%, uống trên 2 cốc/ngày, nguy cơ tăng 60%, uống trên 4 cốc/ngày, nguy cơ tăng 72%.

Ngoài ra, cafein còn gây tác động chuyển hóa giống hormone adrenaline, khiến lượng máu tới thai nhi bị giảm. Cafein còn ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi, sắt, điều này hoàn toàn không tốt cho em bé trong bụng.

Rất nhiều nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng những mẹ bầu tiêu thụ nhiều cafein thì nguy cơ con bị dị tật sẽ cao hơn. 

7

Không ăn muối vì sợ phù nề

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Muối là một chất dinh dưỡng cần thiết, ngay cả khi bạn đang mang thai. Bạn không nên bị loại bỏ hoàn toàn muối khỏi chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Bởi vì thiếu muối cũng gây ra tình trạng phù nề ở phụ nữ mang thai.

muối
Quan niệm sai lầm trong ăn uống của bà bầu: Không ăn muối vì sợ phù nề

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng lưu ý chỉ ăn một lượng muối vừa phải, hạn chế những đồ ăn quá mặn và nhiều dầu mỡ, vì việc thừa muối cũng gây ra các vấn đề về thận và huyết áp trong thai kỳ.

Xem thêm:

Tăng đề kháng cho bà bầu giúp phòng chống bệnh và giảm nghén

 

8

Bổ sung canxi càng nhiều càng tốt

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Bổ sung canxi càng nhiều càng tốt là một quan niệm sai về ăn uống khi có bầu. Sai lầm này có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận và hội chứng sữa muối kiềm, chỉ nên bổ sung một liều lượng phù hợp và phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

sai-la--m-trong-bo---sung-canxi-cu-a-ba--ba--u-1665765482
Quan niệm sai lầm trong ăn uống của bà bầu: Bổ sung canxi càng nhiều càng tốt

Có 3 giai đoạn bổ sung canxi trong thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý:

– Từ 0 đến 12 tuần tuổi: Thai phụ cần bổ sung khoảng 800mg canxi mỗi ngày bằng việc uống 1-2 cốc sữa và ăn thực phẩm giàu canxi trong giai đoạn này.

– Từ 13 đến 26 tuần tuổi: Đây là giai đoạn hình thành xương của thai nhi trong bụng, thai phụ cần được cung cấp khoảng 1200mg canxi. Ngoài việc ăn những thực phẩm giàu canxi, mẹ bầu cũng nên tắm nắng để tổng hợp vitamin D hấp thu cho cơ thể.

– 3 tháng cuối thai kỳ: Nhu cầu canxi thời gian này tăng lên 1500mg canxi mỗi ngày. Các mẹ bầu vẫn duy trì uống bổ sung sắt, canxi và vitamin cho cơ thể.

9

Chỉ ăn các thực phẩm có ít chất béo

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Em bé của bạn không phát triển từ chất béo trong cơ thể mẹ bầu. Chất béo chỉ là một nguồn năng lượng cho chính cơ thể người mẹ hoạt động. Chất béo này khác biệt hẳn với nguồn protein để xây dựng mô của thai nhi.

Việc ăn nhiều chất béo, mẹ bầu còn dễ phải đối mặt với chứng thừa cân hơn so với khi mang thai ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate hoặc protein. Vì thế mẹ hãy tránh xa sai lầm về ăn uống khi có bầu này nhé.

sai-la--m-trong-a-n-u-o--ng-cu-a-ba--ba--u-1665765383
Những loại thực phẩm ít béo bà bầu cần ăn lượng hợp lí để tránh những sai lầm trong ăn uống của bà bầu

Vì vậy quyết định của mẹ bầu khi muốn kiểm soát cân nặng mà chỉ dùng thực phẩm có ít chất béo hoặc chỉ sử dụng nguồn chất béo an toàn thì hoàn toàn đúng đắn nhé.

10

Mẹ ăn nhiều con sẽ to và khó sinh

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Nhiều mẹ vì sợ ăn nhiều sẽ tăng cân nên không bổ sung dinh dưỡng, thậm chí kiêng khem ngay cả khi mang thai. Tuy nhiên việc tăng cân khi mang thai là cần thiết, bởi đó không chỉ là sự tăng thêm của trọng lượng thai nhi mà còn nhiều yếu tố khác như nước ối, nhau thai…

quan-nie--m-sai-la--m-ve---a-n-uo--ng-cu-a-ba--ba--u7-1665766609
Q!uan niệm sai lầm trong ăn uống của bà bầu: Mẹ ăn nhiều con sẽ to và khó sinh

Hầu hết thai nhi có trọng lượng trong khả năng sinh sản của mẹ, trừ trường hợp người mẹ bị tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, việc sinh khó hay sinh dễ phụ thuộc chủ yếu vào kích thước xương chậu của người mẹ nhiều hơn là kích thước của em bé.

Tiếp theo nữa đó là khả năng hấp thụ và truyền dinh dưỡng của mỗi mẹ là khác nhau. Không phải mẹ nào cứ ăn nhiều là con to, hay ăn ít là con nhỏ.

Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến về việc nên tăng bao nhiêu cân, em bé bao nhiêu cân dựa trên tình hình sức khỏe thực tế để đảm bảo an toàn thai kì cho cả mẹ cả con nhé

11

Uống nhiều nước dừa sẽ khiến con bạn "trằng bóc"

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Hiện nay khoa học vẫn chưa chứng minh được rằng uống nước dừa giúp sinh con da trắng. Trong 3 tháng mang thai đầu tiên, mẹ bầu không nên uống nước dừa để tránh bị nghén thêm, đầy hơi và khó hấp thu dưỡng chất. 

Bởi nước dừa có tính hàn và lượng chất béo cao. 

sai-la--m-trong-a-n-uo--ng-cu-a-ba--ba--u5-1665764827
Sai lầm trong ăn uống của bà bầu: Uống nhiều nước dừa sẽ khiến con bạn "trằng bóc"

Sau 3 tháng mang thai đầu tiên, mẹ bầu có thể uống mỗi ngày 1 quả dừa cải thiện tình trạng thiếu ối, bổ sung chất điện phân và các khoáng chất cần thiết như canxi, kali, natri, duy trì huyết áp và tăng cường hoạt động của cơ…

Bổ sung nước dừa như một loại nước giải khát điều độ và có định lượng mỗi ngày giúp mẹ tăng cường sức khỏe chứ không có cơ sở nào để khẳng định uống nước dừa là em bé sẽ “trắng bóc” đâu bố mẹ ạ.

 

12

Ăn dạ dày nhồi tiêu vào tuần 32 thai kì giúp cho em bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Theo đông y, dạ dày lợn có vị ngọt, tính ấm có công dụng kiện tỳ, ích vị, bổ hư nhược nên mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được các món ăn được chế biến từ dạ dày. Ngoài ra, các món ăn được từ dạ dày còn có công dụng chữa bệnh thiếu máu, viêm gan, vàng da, xơ gan, đái đường, di tinh, sa tử cung,….

Tuy nhiên, món ăn ngon và tốt dành cho mẹ bầu là món dạ dày hấp tiêu.

sai-la--m-trong-a-n-uo--ng-cu-a-ba--ba--u-1665764703
Quan niệm sai lầm trong ăn uống của bà bầu: Ăn dạ dày nhồi tiêu vào tuần 32 thai kì giúp cho em bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Còn thực tế việc bà bầu phải ăn cả 1 cái dạ dày lợn vào tuần thứ 32 rồi ăn thêm 1 cái nữa vào tuần thứ 33 là phản khoa học. Bởi khi mang thai, cơ thể mẹ phải chịu quá nhiều sự thay đổi, hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, ăn cả một cái dạ dày trong cùng 1 lúc là quá nhiều. 

Việc này không chỉ mang lại sự khó chịu cho hệ tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu mà cũng tạo áp lực cho bà bầu, nhất là trường hợp bà bầu không muốn ăn mà vẫn phải cố gắng, nhắm mắt nhắm mũi để ăn theo đúng lời đồn.

Mặt khác, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được việc ăn dạ dày hấp tiêu vào tuần thứ 32 – 33 sẽ giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, không bị đi ngoài khi mọc răng. Đây chỉ là lời đồn thổi của dân gian, chưa có căn cứ nào chứng minh được điều đó. 

Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể làm món dạ dày hấp tiêu để thay đổi khẩu vị, kích thích vị giác, giúp bạn ăn ngon miệng hơn, đa dạng nguồn dinh dưỡng.

Vậy là trong thời đại 4.0, giữa ma trận vô vàn thông tin và quan niệm truyền thống đan xen, thì mẹ bầu phải thật tỉnh táo để có thể đưa ra quyết định nên và không nên, đúng hay sai khi áp dụng bất cứ điều gì vào thai kì. Bởi có những thứ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như an toàn của cả hai mẹ con.

Xem thêm:

Thực phẩm giảm nghén cho bà bầu hiệu quả và an toàn nhất

Mẹ mang thai lần 2 có gì khác so với lần đầu? Những điều cần lưu ý

Cả một thai kỳ chỉ luôn mong muốn cả mẹ cả con an toàn, khỏe mạnh là mong muốn không của riêng ai. TopZ vừa đem đến bạn đọc Top 10+ những quan niệm sai lầm trong ăn uống của bà bầu, những mong manh giữa đúng và sai. Hy vọng rằng đã đem lại những thông tin bổ ích cho bạn đọc.

 

Đánh giá:

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận.

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Báo lỗi

Nội dung báo lỗi là bắt buộc!

Thông báo