Cửa hàng Gốm Bàu Trúc ở Biển Cổ Thạch
Giới thiệu
[Sửa]
Làng gốm Bàu Trúc là một ngôi làng còn giữ nguyên bản phương thức làm gốm truyền thống của người Chăm. Nơi đây ẩn chứa nhiều giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc Chăm. Cùng TopZ khám phá hết vẻ đẹp của làng gốm Bàu Trúc, điểm qua vai trò, giá trị và những sản phẩm gốm Bàu Trúc đem lại đối với người dân địa phương cũng như khách du lịch
Làng gốm Bàu Trúc là một trong những địa điểm du lịch ở Ninh Thuận hấp dẫn, nổi tiếng với những sản phẩm thủ công tuyệt đẹp và kỹ thuật nung nấu đặc biệt, đỉnh cao, mang đậm bản sắc văn hóa Chăm. Bàu Trúc cũng là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến tận bây giờ.
Lịch sử làng gốm Bàu Trúc
Theo người xưa kể lại rằng, cách đây hàng ngàn năm về trước, tổ nghề của gốm Bàu Trúc là vợ chồng ông Poklong Chanh. Vợ chồng ông dạy cho những người phụ nữ ở làng cách lấy đất phù sa ở sông Quao, đem về trộn và nặn để tạo thành những vật dụng đơn giản trong nhà như nồi nung, bếp lò, bình cắm hoa…
Làng gốm Bàu Trúc song hành cùng làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp đã trở thành nét văn hóa đặc trưng dân tộc Chăm tại Ninh Thuận. Làng gốm Bàu Trúc được xem là một trong những làng gốm truyền thống có tuổi đời lâu nhất Đông Nam Á còn lưu giữ và tồn tại cho đến ngày nay. Đồng thời, loại gốm truyền thống này cũng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Vì đây là một trong những làng gốm cổ xưa nhất ở Đông Nam Á đến nay vẫn duy trì phương thức sản xuất hoàn toàn thủ công. Người ta không dùng bàn xoay để nặn gốm mà dùng chính đôi tay khéo léo của mình để tạo nên những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao với sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng nét chạm khắc. Gốm Bàu Trúc không sử dụng lò nung mà nung tự nhiên ngoài trời. Vì vậy, mỗi sản phẩm đều có nét độc đáo riêng do nghệ nhân thổi hồn vào sản phẩm, không sản phẩm nào giống sản phẩm nào.
Tuy nhiên, dù độc đáo là vậy nhưng cái khó nhất của gốm Bàu Trúc hiện nay là đầu ra. Không thể cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại sản xuất bằng máy móc công nghiệp, cách tiếp thị chậm đổi mới cũng như nét đặc trưng văn hóa của làng nghề chưa ấn tượng… đang là những thách thức khiến người dân Bàu Trúc chật vật để giữ nghề.
Tên gọi “Bàu Trúc” xuất phát từ hình ảnh cảnh quan thiên nhiên của làng. “Bàu” là một vùng nước đọng hay ao có diện tích khá rộng. Những ao nước này thường được hình thành tự nhiên mà không có tác động của yếu tố con người. Trong làng vốn có một ao nước khá to. Vào mùa mưa, nước trong ao khá nhiều. Xung quanh ao cũng có những bụi trúc mọc um tùm. Do đó, người dân mới lấy tên “Bàu Trúc” để đặt cho làng gốm này.
Tên gọi “Bàu Trúc” xuất phát từ hình ảnh cảnh quan thiên nhiên của làng. “Bàu” là một vùng nước đọng hay ao có diện tích khá rộng. Những ao nước này thường được hình thành tự nhiên mà không có tác động của yếu tố con người. Trong làng vốn có một ao nước khá to. Vào mùa mưa, nước trong ao khá nhiều. Xung quanh ao cũng có những bụi trúc mọc um tùm. Do đó, người dân mới lấy tên “Bàu Trúc” để đặt cho làng gốm này.
Nghệ thuật làm gốm không sử dụng bàn xoay
Điều làm nên sự khác biệt của nghệ thuật làm gốm ở làng Bàu Trúc chính là phong cách làm gốm không sử dụng đến thiết bị bàn xoay. Với bàn xoay, người nghệ nhân làm gốm ít phải di chuyển mà vẫn có thể tạo nên những sản phẩm gốm khá đều và đẹp. Nếu không sử dụng bàn xoay, người nghệ nhân làm gốm sẽ gặp khó khăn nhiều hơn trong khâu tạo hình gốm. Họ phải di chuyển quanh bàn làm gốm để tạo hình vào nhào nặn gốm theo hình thù mà người nghệ nhân mong muốn. Vì thế, người dân làng gốm Bàu Trúc thường hay gọi vui rằng đây là phong cách làm gốm “Tay quay, mông xoay”.
Sở dĩ gốm ở làng Bàu Trúc không thể sử dụng bàn xoay để chế tác được là vì đất sét ở nơi đây có kết cấu khá đặc biệt. Đất sét được đặt lên bàn xoay sẽ bị dính chặt, khó có thể xoay để tạo hình gốm. Do đó, để chế tác gốm Bàu Trúc, người dân làng phải sử dụng cách truyền thống là nặn bằng tay.
Có nhiều du khách đến đây tham quan đều ngỡ ngàng, bởi họ chẳng thể tìm thấy lò nung gốm ở đâu cả. Khi gặng hỏi các nghệ nhân mới biết, tại đây họ không sử dụng máy để nung mà là nung lộ thiên (nung ngoài trời). Đó cũng chính là nét đặc trưng thứ hai của làng gốm Bàu Trúc truyền thống.
Sau khi gốm đã chín, gốm Bàu Trúc sẽ được tạo độ bóng bằng tinh chất vỏ hạt điều. Để tạo ra được tinh chất này, người nghệ nhân sẽ ngâm vỏ hạt điều vào trong nước ấm cho ra tinh chất, sau đó cho vào bình xịt và phun lên gốm khi chưa nguội hẳn. Sau khi được hoàn thành, gốm sẽ có màu đỏ của đất pha lẫn màu đen của khói và có độ bóng khá đẹp mắt.
Với vô vàn nét độc đáo không thể tìm kiếm ở bất kì làng gốm nào khác, Bàu Trúc đem đến một trải nghiệm vô cùng độc đáo và bất ngờ với bất cứ khách du lịch nào. Kết thúc chuyến đi vui vẻ của mình, bạn hãy nhớ lưu giữ một vài món đồ thật ấn tượng được làm lên từ những nghệ nhân của Làng Gốm Bàu Trúc nhé!
Xem thêm
Liên hệ
[Sửa]
-
Chưa có dữ liệu
-
Chưa có dữ liệu
-
Chưa có dữ liệu
-
Chưa có dữ liệu
Giờ mở cửa
[Sửa]
Thứ 2 | 7:00 đến 22:00 |
Thứ 3 | 7:00 đến 22:00 |
Thứ 4 | 7:00 đến 22:00 |
Thứ 5 | 7:00 đến 22:00 |
Thứ 6 | 7:00 đến 22:30 |
Thứ 7 | 7:00 đến 22:15 |
Chủ nhật | Mở cửa cả ngày |
Dự báo thời tiết tại Bình Thuận 16 ngày tới
Hôm nay
22.7°C
/
30.2°C
Mưa nhẹ
61%
2.74 km/giờ
Hôm nay
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1012 mb
Gió
2.74 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
T5 07/11
21.2°C
/
28.4°C
Nhiều mây
62%
2.38 km/giờ
T5 07/11
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1012 mb
Gió
2.38 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
T6 08/11
21.3°C
/
26.5°C
Mưa nhẹ
86%
1.62 km/giờ
T6 08/11
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1013 mb
Gió
1.62 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
T7 09/11
23°C
/
T7 09/11
Xem thêm
Đóng góp
Bạn sở hữu doanh nghiệp này?
Hãy xác thực để cập nhật thông tin, hỗ trợ khách hàng của bạn?
Xác thực doanh nghiệp