Đền Bà Chúa Kho
Giới thiệu
[Sửa]
Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, phường Vũ Ninh thành phố Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình - Chùa - Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng. Ngay sau đền thờ Bà Chúa vẫn còn một đường hầm có kết cấu hình mái vòm nằm lùi sâu trong chân núi, chỗ cao nhất của đường hầm là gần 2m, đào xuyên qua lòng núi Kho để đi ra phía sông Cầu (sông Như ), cửa hầm phía này rất khó bị phát hiện.
Đền Bà Chúa Kho là một trong những di tích cổ kính gắn liền với hàng ngàn năm lịch sử của vùng đất Kinh Bắc - Bắc Ninh. Từ lâu ngôi đền này đã đi vào tâm linh tín ngưỡng dân gian "sở cầu đắc cầu, sở nguyện đắc nguyện".
Hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút đông đảo khách thập phương, đặc biệt là giới kinh doanh như đền Bà chúa Kho. Tuy nhiên, ngôi đền này chỉ đông đúc vào đầu và cuối năm bởi nhân dân ta quan niệm “đầu năm đi vay – cuối năm đi trả”.
Lịch sử hình thành Đền Bà chúa Kho
Theo truyền thuyết, từ thời Hùng Vương, giặc phương Bắc kéo quân sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất hùng mạnh, lại có nội ứng là tù trưởng Cao Bằng tên Lục Đinh. Từ núi Nghĩa Lĩnh, gần ngã ba sông Việt Trì nhà vua xuất quân đem toàn Bản bộ đến trang Tiên Lát. Nơi đây có địa hình thuận lợi cho cả phòng giặc và đánh giặc.
Các Bản bộ đóng trại tại vùng này còn lưu tên địa danh như: Bộ Tre, Bộ Trạ, Bộ Ngạnh, Bộ Nứa, Bộ Trắng, Bộ Hồng... Sáu bộ, thời bấy giờ gọi là Lục bộ, mỗi bộ trông coi một việc. Nhà vua trao cho con gái Thanh Bình công việc thủ kho, trông giữ lương thực và binh sách tại Trại Cung. Công chúa vô cùng tháo vát, cung ứng kịp thời cho lục bộ, ba quân và cho Thạch Tướng quân. Nhờ đó, phiến quân đã đánh thắng quân giặc, đem lại hoà bình cho đất nước.
Làm tròn nhiệm vụ, Thạch Tướng quân đã hoá trên núi Phượng Hoàng. Công chúa Thanh Bình được nhân dân ca tụng nhờ đức tính giản dị, trung thực, công tâm. Đến khi công chúa hoá, nhà vua cho lập đền thờ, gọi là đền Bà Chúa Kho.
Di chuyển đến Đền Bà Chúa Kho
Di chuyển từ thành phố Hà Nội đến đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh khoảng 1h đồng hồ. Bạn có thể đi bằng xe bus, hoặc xe riêng:
- Đi bằng xe bus, bắt chuyến số 54, từ Long Biên đến Bắc Ninh. Hoặc xe bus số 203, từ Giáp Bát đến Bắc Ninh. Đi xe bus khá thụ động nên bạn hãy chú ý thời gian để không bị chậm trễ nhé.
- Đi bằng xe cá nhân, từ Hà Nội di chuyển sang cầu Long Biên. Tiếp tục đi qua cầu Đuống – qua thị xã Từ Sơn là tới trung tâm thành phố Bắc Ninh. Từ trung tâm TP. Bắc Ninh bạn đi theo đường quốc lội 295B một đoạn, rồi rẽ trái theo đường Cổ Mễ là tới Đền Bà Chúa Kho.
Kiến trúc
Đền Bà Chúa Kho được xây dựng vào thời Lý và đã trải qua rất nhiều lần trùng tu. Vào những năm kháng chiến chống Pháp đền Bà Chúa Kho bị thiệt hại nặng nề. Mãi cho đến những năm 1978 – 1980 đền được người dân chung tay xây dựng cũng như tu sửa lại những chỗ bị hư hại.
Hiện nay, đền Bà Chúa Kho mang nét đặc trưng của lối kiến trúc thời Nguyễn gồm gian Tiền Tế và Hậu cung, mỗi nơi đều 3 gian. Một số công trình dựng theo một trục dọc chạy từ chân núi đến lưng chừng núi như: Cung đệ tam, cung đệ nhị, cổng tam môn, tiền tế,…
Bên cạnh đó, đền còn ấn tượng với kiến trúc mái vòm, hình rồng thể hiện sự trang nghiêm, độc đáo.
Hướng dẫn sắm lễ tại Đền Bà Chúa Kho
Mặc dù chỉ là nghi lễ tâm linh nhưng muốn nguyện ước linh ứng thì phải thành tâm khi “vay vốn” Bà chúa Kho và giữ đúng lời hứa. Theo ban Quản lý đền, việc “vay” bao nhiêu, bao giờ trả là tùy mỗi người. Nhưng có “vay” thì phải có “trả”. Dù có làm ăn lãi lời hay thua lỗ thì khi đã hứa với Bà Chúa Kho là trả thì phải giữ đúng lời hứa. Đó cũng chính là chữ “Tín” mà chúng ta cần tuân thủ trong cuộc sống hiện thực.
Việc sắm lễ của người dân khi đến Đền hoàn toàn là tùy tâm. Lễ vật dâng lên Đền bà Chúa Kho có thể đa dạng. Tuy nhiên bạn cũng phải chú ý những điều kiêng kị. Cụ thể như sau:
- Lễ chay bao gồm: Hương, trà, bánh, hoa, trái cây, oản,… cúng ban Thánh Mẫu, ban Phật và Bồ Tát.
- Lễ mặn: Sẽ có đa dạng các món như: Gà, lợn, chả, giò, xôi… và lễ mặn này bạn chỉ được đặt duy nhất ở ban Công Đồng Tứ Phủ.
- Lễ đồ sống: Trứng, gạo, muối, thịt… đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ.
- Cỗ sơn trang: Đặc sản chay ở Việt Nam như gạo nếp cẩm, đậu phụ nướng…
- Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu: Oản, quả, gương, lược, trang sức, quần áo và một số món đồ chơi dành cho cậu…
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: Các món lễ phải là đồ chay.
Ngôi đền đông đúc vào hai dịp đầu năm và cuối năm theo quan niệm "đầu năm đi vay - cuối năm đi trả". Hằng năm có tới hàng ngàn lượt khách từ khắp nơi đổ về "vay mượn" Bà Chúa hay cầu xin phúc lộc…
Xem thêm
Vị trí
[Sửa]
Giờ mở cửa
[Sửa]
Thứ 2 | Mở cửa cả ngày |
Thứ 3 | Mở cửa cả ngày |
Thứ 4 | Mở cửa cả ngày |
Thứ 5 | Mở cửa cả ngày |
Thứ 6 | Mở cửa cả ngày |
Thứ 7 | Mở cửa cả ngày |
Chủ nhật | Mở cửa cả ngày |
Dự báo thời tiết tại Thành phố Bắc Ninh Bắc Ninh 16 ngày tới
Hôm nay
21.8°C
/
32.2°C
Mây thưa
41%
4.67 km/giờ
Hôm nay
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1015 mb
Gió
4.67 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
T3 12/11
23.2°C
/
32°C
Mây cụm
50%
4.87 km/giờ
T3 12/11
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1014 mb
Gió
4.87 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
T4 13/11
22.9°C
/
31.1°C
Bầu trời quang đãng
53%
4.85 km/giờ
T4 13/11
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1012 mb
Gió
4.85 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
T5 14/11
T5 14/11
Xem thêm
Đóng góp
Bạn sở hữu doanh nghiệp này?
Hãy xác thực để cập nhật thông tin, hỗ trợ khách hàng của bạn?
Xác thực doanh nghiệp