Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam - Vietnam Museum of Ethnology
Giới thiệu
[Sửa]
Khi đến thăm Hà Nội, du khách không thể bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng những bảo tàng lưu giữ lịch sử của thành phố thông qua lối kiến trúc cổ điển và thiết kế ấn tượng. Đặc biệt, Bảo tàng các dân tộc thiểu số – không gian độc đáo giới thiệu văn hóa của 54 dân tộc anh em Việt Nam – là điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai tò mò về sự đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ở đâu
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, cách trung tâm Hà Nội khoảng 8km. Bảo tàng có ý nghĩa văn hóa quốc gia và địa phương lớn. Bạn có thể dễ dàng đến đó bằng ô tô, xe máy hoặc taxi. Đối với nhiều du khách đến Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam luôn nằm trong danh sách những nơi phải đến.
Lịch sử và kiến trúc xây dựng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Bảo tàng Dân tộc được xây dựng vào năm 1981 và trải rộng 3,27 ha. Đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, pha trộn giữa phong cách cổ điển và hiện đại một cách hoàn hảo.
Bảo tàng này được thiết kế bởi hai kiến trúc sư nổi tiếng Hà Đức Linh và Veronique Dollfus. Nơi đây được biết đến là không gian để du khách có thể tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vừa là cơ quan khoa học, vừa là trung tâm văn hóa, có giá trị khoa học cao và tác động xã hội lớn.
Bảo tàng có các chức năng sau: nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, tôn tạo, trưng bày, biểu diễn, giới thiệu, giáo dục các giá trị lịch sử, văn hóa của các dân tộc trong nước và quốc tế; cung cấp tài liệu nghiên cứu về các dân tộc; đào tạo cán bộ nghiên cứu, vận hành, quản lý bảo tàng về nhân học dân tộc học và dân tộc học.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước đến tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam. Bảo tàng thường xuyên tổ chức các buổi trình diễn nghề thủ công truyền thống và các hoạt động văn hóa dân gian khác của các dân tộc Việt Nam, Đông Nam Á và các khu vực khác trên thế giới.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một trong những bảo tàng được yêu thích nhất ở châu Á, theo bảng xếp hạng năm 2014 của TripAdvisor. Đây là bảo tàng nổi tiếng thứ tư ở châu Á, sau Bảo tàng Quân sự Trung Quốc, Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng ở Campuchia và Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima ở Nhật Bản.
Đây là lần thứ 3 liên tiếp Bảo tàng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được TripAdvisor vinh danh, năm 2013 họ được xếp hạng 6/25 bảo tàng được yêu thích nhất châu Á và năm 2012 họ nhận được Chứng nhận xuất sắc.
Bảo tàng các dân tộc Việt Nam là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời của 54 dân tộc anh em, tổng hòa những sắc màu văn hóa của mọi miền đất nước. Đây chắc chắn là một trong những địa điểm bạn không thể bỏ qua khi đến thủ đô.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam như một bức tranh thu nhỏ về lịch sử cũng như văn hóa của đồng bào 54 dân tộc anh em tại Việt Nam với đa dạng nét văn hóa vô cùng đặc sắc. Các hiện vật này được trưng bày theo nhiều loại khác nhau như: y phục, trang sức, vũ khí, nhạc cụ, tôn giáo, tín ngưỡng và nhiều hoạt động tinh thần khác.
Bảo tàng được chia làm ba khu trưng bày chính: tòa nhà Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời và khu trưng bày Đông Nam Á. Từ ngoài nhìn vào, du khách sẽ thu hút bởi cách trình bày, bố trí từ hình thức đến nội dung thể hiện đều rất khoa học và logic, dễ dàng nắm bắt được màu sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc.
Nội dung Khu trưng bày bên trong bảo tàng.
- Khu vực bên trong bao gồm các khối nhà trưng bày, cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ thống kho bảo quản…
Hiện nay, phần trưng bày trong nhà chiếm trọn toà nhà 2 tầng với diện tích 2.500m2 có dáng mô phỏng hình trống đồng - một biểu tượng chung của nền văn minh Việt Nam cũng như nhiều nước khác trong khu vực. Chiếc cầu đá granít dẫn vào toà nhà Bảo tàng tạo cảm giác như đang bước lên căn nhà sàn phổ biến ở nhiều vùng. Mặt nền sảnh lớn toà nhà này được trang trí bằng đá granit với biểu trưng theo hình thể của Tổ quốc có đất liền và biển cả. - Các khối nhà liên hoàn với nhau, mỗi gian trưng bày của từng tộc người thể hiện trong việc trưng bày hiện vật theo lối kể chuyện. Câu chuyện được liên kết chặt chẽ, xuyên suốt với nhau bằng nhóm hiện vật, luôn thay đổi sự hấp dẫn, thỏa mãn nhu cầu khác nhau của người xem. Mỗi gian trưng bày là một câu chuyện lớn phản ánh cuộc sống muôn màu muôn vẻ của đồng bào các dân tộc Việt Nam.
- Nhìn chung khu trưng bày trong nhà dược chia làm các chủ đề:
- Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường;
- Nhóm Thái - Kadai;
- Nhóm Mông - Dao;
- Nhóm Hán - Tạng;
- Nhóm Môn - Khmer;
- Nhóm Nam Đảo;
- Các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer
- Giao lưu, hội nhập giữa các dân tộc.
- Phần lớn diện tích trong nhà được bố trí trưng bày thường xuyên, bên cạnh đó có dành riêng một không gian để tổ chức các trưng bày nhất thời theo chuyên đề. Hiện tại, trưng bày thường xuyên trong nhà được bố trí như sau:
A. Tầng 1 trưng bày 2 phần chính:
- Giới thiệu chung các dân tộc Việt Nam
- Giới thiệu các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, bao gồm: Việt (Kinh), Mường, Thổ, Chứt.
B. Tầng 2 chia thành các phần:
- Các dân tộc Chăm, Hoa, Khơme.
- Ngữ hệ Nam Đảo ở miền núi: giới thiệu các dân tộc Gia Rai, Ê Đê, Raglai, Chu Ru.
- Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme ở miền núi: giới thiệu 5 dân tộc ở miền Bắc (Khơ Mú, Xinh Mun, Mảng, Kháng, Ơ Đu) và 15 dân tộc ở miền Trung – Tây Nguyên.
- Nhóm ngôn ngữ Hán – Tạng: giới thiệu các dân tộc Cống, Sán Dìu, Ngái, Lô Lô, Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Si La.
- Nhóm Hmông – Dao: giới thiệu các dân tộc Hmông, Dao, Pà Thẻn.
- Nhóm Tày Thái – Kađai: giới thiệu các dân tộc Tày, Nùng, Sán Chay, Thái, Bố Y
Khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Đối với khu ngoài trời, do đất hẹp nên Bảo tàng chỉ có thể dựng 9 công trình kiến trúc dân gian cùng một số hiện vật lớn như:
- Nhà rông của người Ba Na.
- Nhà sàn dài của người Ê Đê.
- Nhà sàn của người Tày.
- Nhà nửa sàn nửa đất của người Dao.
- Nhà trệt lợp ván pơmu của người Hmông.
- Nhà ngói của người Việt.
- Nhà trệt của người Chăm.
- Nhà trình tường của người Hà Nhì.
- Nhà mồ của người Gia Rai.
Xen giữa các công trình kiến trúc dân gian đó là cây xanh các loại, các lối đi ngoằn ngoèo và cả con suối uốn khúc chảy suốt 4 mùa, có cầu bắc nối đôi bờ. Những trưng bày ở phần này đang từng bước được thực hiện.
Có thể nói, hiện vật được trưng bày trong bảo tàng rất phong phú, từ y phục, đồ trang sức, vật dụng quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày của các dân tộc như gùi, dao, cuốc, nông cụ… Mỗi hiện vật trong bảo tàng đều có phụ đề ghi rõ tên gọi, nguồn gốc xuất xứ, tư liệu tham khảo. Các sinh hoạt tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng như ma chay, cưới hỏi được thể hiện dưới những thước phim video sinh động và cuốn hút, có tác dụng phổ biến kiến thức rất hiệu quả. Các hiện vật ở đây được trang trí thật đơn giản, không cầu kỳ, để người xem có thể cảm thụ nhiều nhất cái hay, cái đẹp, cái tinh tế của mỗi hiện vật rất bình dị, đời thường.
Đến đây, du khách không chỉ tham quan các hiện vật được trưng bày tại khu trưng bày thường xuyên, khu trưng bày chuyên đề, khu trưng bày lưu động và khu trưng bày ngoài trời, mà còn có thể nghiên cứu, tìm hiểu về các dân tộc, bản sắc văn hóa của từng dân tộc cũng như giá trị truyền thống chung của các dân tộc.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam còn là điểm dã ngoại ngoài trời thú vị đối với những gia đình có con nhỏ trong những ngày cuối tuần. Khu trưng bày ngoài trời với những mẫu nhà đặc trưng của mỗi dân tộc thực sự là nét sinh động cho việc học tập, nghiên cứu của các em học sinh cũng như những người nghiên cứu, tìm hiểu về phong tục, tập quán của các dân tộc.
Giá vé bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Hiện nay, mức giá vé tham quan bảo tàng Dân tộc học được tính như sau:
- Giá vé tham quan bảo tàng: 40.000đ/lượt
- Giá vé tham quan dành cho sinh viên: 15.000đ/lượt
- Giá vé tham quan dành cho học sinh: 10.000đ/lượt
- Các đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật, dân tộc thiểu số: Giảm 50% giá vé
- Trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người có thẻ ICOM, thẻ nhà báo, nhà tài trợ: Miễn phí.
- Phí thuyết minh bảo tàng dân tộc học Việt Nam trong nhà/ngoài trời bằng tiếng Việt: 50.000đ
- Phí thuyết minh trong nhà bằng tiếng Anh/Pháp: 100.000đ
Những hoạt động dân gian tại Bảo tàng
Đến với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, du khách không chỉ được thăm quan, tìm hiểu mà còn được tham gia và tận hưởng những hoạt động thú vị tại đây:
- Múa rối nước: Đây là hoạt động giúp các du khách hiểu thêm về nghệ thuật múa rối nước được lưu truyền qua bao nhiêu năm tháng. Chủ đề để sáng tạo lên các buổi diễn múa rối nước liên quan đến những câu chuyện trong đời sống hay sinh hoạt thường ngày của 54 dân tộc anh em. Chúng được tái hiện và biến tấu để vừa mang đậm bản sắc văn hóa, lại vừa hài hước, sinh động.
- Dân ca quan họ Bắc Ninh: Du khách sẽ còn được thưởng thức những buổi hát dân ca quan họ Bắc Ninh. Dân ca quan họ được biết tới là nét đẹp văn hóa của Việt Nam, được anh cha ta lưu giữ qua nghìn năm văn hiến. Bên cạnh đó, đây còn là những buổi giao lưu văn nghệ từ tất cả các vùng miền, từ mọi đất nước và không phân biệt màu da, sắc tộc. Đặc biệt, nếu bạn có khả năng và muốn khoe giọng hát của mình thì bạn cũng có thể tham gia trổ tài tại các buổi biểu diễn này.
- Tham gia các trò chơi dân gian: Một số trò chơi mà bạn có thể tham gia tại Bảo tàng Dân tộc học như ném còn, đánh đu, đi cầu kiều, đi thăng bằng,… Các hoạt động và trò chơi dân gian sẽ được tổ chức trong khuôn viên ngoài trời của bảo tàng. Đây là những trải nghiệm thú vị cùng gia đình và bạn bè mà bạn chắc chắn không nên bỏ lỡ.
Là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời của 54 dân tộc anh em kết hợp những sắc màu văn hóa trên khắp cả nước, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chắc chắn là một trong những địa điểm mà các bạn không thể bỏ qua khi đến với thủ đô.
Xem thêm
Liên hệ
[Sửa]
Giờ mở cửa
[Sửa]
Thứ 2 | 00:00 đến 00:00 |
Thứ 3 | 8:30 đến 17:30 |
Thứ 4 | 8:30 đến 17:30 |
Thứ 5 | 8:30 đến 17:30 |
Thứ 6 | 8:30 đến 17:30 |
Thứ 7 | 8:30 đến 17:30 |
Chủ nhật | 8:30 đến 17:30 |
Dự báo thời tiết tại Quận Cầu Giấy Hà Nội 16 ngày tới
Hôm nay
18.7°C
/
23.4°C
Nhiều mây
45%
4.97 km/giờ
Hôm nay
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1025 mb
Gió
4.97 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
T7 28/12
16.1°C
/
22.1°C
Nhiều mây
39%
5.77 km/giờ
T7 28/12
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1027 mb
Gió
5.77 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
CN 29/12
15.4°C
/
24.4°C
Mây cụm
35%
6 km/giờ
CN 29/12
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1023 mb
Gió
6 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
T2 30/12
16.2°C
/
21.9°C
Mưa nhẹ
70%
3.27 km/giờ
T2 30/12
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1021 mb
Gió
3.27 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
T3 31/12
17.6°C
/
20.3°C
Mưa nhẹ
68%
3.37 km/giờ
T3 31/12
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1023 mb
Gió
3.37 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
T4 01/01
15.6°C
/
26.2°C
Mây rải rác
41%
5.39 km/giờ
T4 01/01
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1015 mb
Gió
5.39 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
T5 02/01
17.1°C
/
24.1°C
Mây cụm
53%
4.21 km/giờ
T5 02/01
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1016 mb
Gió
4.21 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
T6 03/01
20.7°C
/
26.4°C
Nhiều mây
52%
5.31 km/giờ
T6 03/01
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1015 mb
Gió
5.31 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
T7 04/01
18.1°C
/
23.3°C
Mây cụm
60%
3.96 km/giờ
T7 04/01
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1014 mb
Gió
3.96 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
CN 05/01
20.3°C
/
22.8°C
Nhiều mây
66%
3.01 km/giờ
CN 05/01
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1016 mb
Gió
3.01 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
T2 06/01
17.6°C
/
23.5°C
Mây cụm
35%
5.78 km/giờ
T2 06/01
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1019 mb
Gió
5.78 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
T3 07/01
14.4°C
/
17.9°C
Nhiều mây
38%
6.7 km/giờ
T3 07/01
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1023 mb
Gió
6.7 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
T4 08/01
14.2°C
/
20.3°C
Nhiều mây
23%
6.47 km/giờ
T4 08/01
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1023 mb
Gió
6.47 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
T5 09/01
12.5°C
/
21°C
Mây rải rác
22%
4.5 km/giờ
T5 09/01
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1021 mb
Gió
4.5 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
T6 10/01
13.2°C
/
22.8°C
Mây thưa
33%
3.29 km/giờ
T6 10/01
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1021 mb
Gió
3.29 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
T7 11/01
14.1°C
/
19.5°C
Mây cụm
53%
2.8 km/giờ
T7 11/01
Ngày/Đêm
Sáng/Tối
Áp suất
1017 mb
Gió
2.8 km/giờ
Mặt trời mọc/lặn
Xem thêm
Đóng góp
Bạn sở hữu doanh nghiệp này?
Hãy xác thực để cập nhật thông tin, hỗ trợ khách hàng của bạn?
Xác thực doanh nghiệp