Top 10 đặc sản Cao Bằng ngon nhất - Tinh tuý thiên nhiên vùng cao ban tặng con người

5.0  (1 bình chọn)
 1,268

Cao Bằng là một tỉnh thuộc miền núi Tây Bắc nổi danh với gạo trắng, nước trong, cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Bà con địa phương chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng nên rất thân thiện và nhiệt tình. Đặc biệt, ẩm thực nơi đây mang nét rất riêng, khiến cho du khách dù chỉ nghe danh đặc sản Cao Bằng là đã muốn thưởng thức, thưởng thức xong lại muốn mua làm quà biếu mang về.

Sức hấp dẫn của các món đặc sản Cao Bằng đến từ đâu mà khiến du khách mê mệt vậy? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết về Top 10 đặc sản Cao Bằng dưới đây để có câu trả lời nhé! 

1

Bánh khảo

08/01/2022

 Chỉnh sửa

Đặc điểm sản phẩm: bánh hình chữ nhật, màu trắng, vị ngọt thanh của đường, vị thơm của nếp

Địa chỉ bán hàng:

- Chợ Xanh - TP. Cao Bằng 

- Chợ Thông Huề - Cầu Thông Huề, Thông Huề, Trùng Khánh, Cao Bằng

Giá tham khảo: 130.000đ/hộp – 150.000đ/hộp

Gạo làm bánh là loại gạo nếp ngon, có mùi thơm, hạt tròn và mẩy.

Gạo mua về đãi sạch sau đó được rang giòn đều, sau đó say mịn bằng cối đá hoặc máy xay, bột được xay càng mịn bao nhiêu thì bánh càng ngon bấy nhiêu. Bột sau khi say được cho vào mẹt hoặc thúng có lót giấy để ủ giúp bột quyện vào nhau hơn. 

Đường dùng để làm bánh khảo có thể là hai loại: đường kính hoặc đường phên. Bất kể dùng loại đường nào thì đều phải được giã thật mịn, để khi trộn với bột mới tạo được độ kết dính cao. Trộn đều bột nếp với đường cho đến khi đạt được độ kết dính tốt là có thể cho vào khuôn làm bánh.

Nhân bánh khảo gồm có lạc, vừng và thịt mỡ. Sau khi chuẩn bị xong bột và nhân bánh, sẽ tiến hành nén bánh. Nén bánh vào khuôn thể hiện được sự khéo léo của người làm bánh. Sau khi hoàn thành, phong bánh khảo sẽ có hình chữ nhật, kích cỡ to nhỏ hay độ dày mỏng tùy theo người làm.

Bánh khảo
2

Hạt dẻ

08/01/2022

 Chỉnh sửa

Đặc điểm sản phẩm: hạt to, màu nâu nhạt, khi rang hoặc nướng chín sẽ chuyển màu vàng sậm cánh gián. Thịt quả bùi, bở. Quả có nhiều vào mùa thu khoảng tháng 9, 10 âm lịch

Địa chỉ bán hàng: Chợ Xanh, Phường Hợp Giang, Cao Bằng

Giá tham khảo: 50.000đ/kg

Hạt dẻ Trùng Khánh thường có nhiều vào mùa thu, khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch hàng năm vì lúc này thời tiết mát mẻ, không quá nóng hay lạnh thích hợp để hạt dẻ chín rụng. Nếu đi đúng mùa bạn mới có thể mua được hạt dẻ ngon.

Hạt dẻ Trùng Khánh to hơn và bùi hơn nhiều so với những nơi khác. Khi được nướng chính hoặc luộc chín, hạt có vị ngọt bùi tự nhiên, mềm bở và thơm ngậy. Hạt dẻ dù được chế biến bằng cách luộc hoặc rang đến khi lớp vỏ bên ngoài nứt ra, lộ ra phần ruột đầy đặn. Bạn nên ăn hạt dẻ lúc còn nóng, mới cảm nhận được hết cái ngon, cái thơm của loạt hạt này. Hạt dẻ khi mua về có thể rang/hấp để giữ được đúng hương vị, xay bột hạt dẻ để làm nhân bánh, hoặc ninh hạt dẻ với chân giò hầm có thể làm say lòng bất cứ ai.

Hạt dẻ
3

Bánh trứng kiến

08/01/2022

 Chỉnh sửa

Đặc điểm sản phẩm: thường có vào mùa xuân khoảng tháng 3 - 5 âm lịch. Bánh dẻo, thơm, có vị hơi mặn và béo

Địa chỉ mua hàng: các chợ phiên ở Cao Bằng vào đầu xuân

Giá tham khảo: 5.000đ - 10.000đ

Nguyên liệu chính để làm nên món ăn bao gồm trứng kiến, bột gạo, vỏ ngoài là lá vả. Sau khi lấy về, trứng kiến sẽ được sơ chế qua bằng cách tẩm chút muối rồi phi lên cùng hành mỡ trong dầu giúp tạo độ thơm và béo ngậy, mặn mặn cho nhân bánh. Bột bánh được làm từ gạo nếp nương hạt to và dẻo, xay thành bột mịn và nhào nặn với nước. Bột được nhào nặn cho dẻo, cán mỏng thành hình vuông có độ dày khoảng 0.5 cm, kích cỡ to bằng bàn tay.

Đặt miếng bột vừa nhào nên lá vả, sau đó cho nhân bánh được làm từ trứng kiến đã phi thơm rải đều lên trên phần bột. Cuối cùng, gập đôi lá vả lại một cách khéo léo để phần bánh và nhân không bị hở ra bên ngoài. Bánh sau khi được gói xong, xếp vào khay mang đi hấp cách thủy tầm một tiếng là chín.

Bánh trứng kiến khi dùng ăn cả lá vả, để bảo quản lâu có thể bỏ trong tủ lạnh, khi ăn đem hấp nóng.

Bánh trứng kiến
4

Thịt lợn đen chua

08/01/2022

 Chỉnh sửa

Đặc điểm nổi bật: Thịt lợn đen ủ trong chum, lên men tự nhiên, vị chua, thơm, cay nhẹ, dùng ăn kèm với lá sung và rau thơm

Địa chỉ bán hàng: Chợ Trung tâm Cao Bằng

Giá tham khảo: 40.000đ – 50.000đ/hộp 200gr

TĐể có được món thịt chua hấp dẫn, người dân dùng thịt ba chỉ có cả nạc lẫn mỡ từ loại lợn đen để chế biến, giống lợn này thịt chắc, thơm ngon. Thịt lợn đen muối chua là một món ăn truyền thống độc đáo của người dân tộc Tày ở Cao Bằng. 

Thịt đã chọn được cắt thành từng miếng khoảng 0,5kg, trên mỗi miếng dùng dao sắc khứa từng phần tránh làm đứt phần bì. Sau đó dùng tay chà xát muối thật mạnh cho ngấm vào từng thớ thịt, rắc thính cùng lá trầu không, lá riềng, lá cơm đỏ thái nhỏ trộn lẫn với thịt lợn. Khi thịt lợn được bóp đều với các loại gia vị, sẽ tiến hành ủ chua thịt trong chum, vại kín khí để lên men tự nhiên và thịt không bị thối.

Món thịt chua thành phẩm được thái miếng nhỏ, khi ăn được trộn với thính, ăn kèm với lá sung, lá lốt và rau thơm. Ăn một miếng thôi cũng đủ cảm nhận được hương vị lạ, đặc biệt của món thịt này chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách khi có dịp đến Cao Bằng.

Thịt lợn đen chua
5

Rượu mía Phục Hoà

08/01/2022

 Chỉnh sửa

Đặc điểm sản phẩm: thơm mùi mía, vị thanh ngọt, uống không đau đầu, ngấm từ từ

Địa chỉ bán hàng: Phục Hòa, Cao Bằng

Giá bán tham khảo: 40.000 - 50.000đ/lít

Phục Hoà là một huyện của tỉnh Cao Bằng, sinh sống tại đây chủ yếu là người dân tộc Tày, Nùng. Người dân có cuộc sống gắn liền với nghề làm nông và trồng mía. Từ cây mía, dân huyện Phục Hoà đã tạo ra một đặc sản đó là rượu mía.

Quy trình chế biến rượu mía rất công phu và tốn thời gian hơn so với rượu gạo. Trước tiên mía được đem đi ép lấy nước, rồi lọc kỹ sau đó đun sôi. Sau khi đun, nước mía được đổ vào thùng, thêm men củ giã nhỏ rồi tiến hành quá trình ngâm ủ với thời gian từ 15 đến 20 ngày mới được đem nấu thành rượu. Khi nhìn bề ngoài, rượu mía trông giống như một loại nước giải khát thông thường, thế nhưng càng uống càng ngấm và càng say. Rượu được nhiều người chọn mua làm quà khi du lịch đến Cao Bằng

Rượu mía Phục Hoà
6

Miến dong Phia đén

08/01/2022

 Chỉnh sửa

Đặc điểm sản phẩm: Miến có sợi màu xám nhạt và trong, nhìn rõ được những hạt bọt li ti. Sợi miến hơn sần sần chứ không nhẵn, sợi hơi to.

Địa điểm bán hàng:

Quầy hàng khô chợ Xanh Cao Bằng

Giá tham khảo: Từ 60.000 -75.000đ/kg

Miến dong Cao Bằng rất nổi tiếng, thường gọi là miến dong Phia Đén được làm hoàn toàn từ củ dong đỏ (dong riềng) trồng trên các sườn núi cao. Miến dong Cao Bằng đậm đà do phát triển trên địa hình đồi núi khắc nghiệt. Chính vì vậy, sợi miến dai ngon, đặc biệt khi nấu xong không hề bị bở nát, để lâu cũng không hê bị trương to và mềm nhũn giống như nhiều loại miến khác có trên thị trường. Đây là món quà phù hợp cho người lớn tuổi, người bị bệnh tiểu đường hoặc người ăn chay bởi miến dong có chứa nhiều protein, ít tinh bột giúp duy trì đường huyến ổn định.

Nếu muốn mua miến làm quà, bạn có thể đến Phia Đén, huyện Nguyên Bình hoặc mua tại các hiệu đồ khô tại các phiên chợ của tỉnh Cao Bằng.

Miến dong Phia đén
7

Gạo nếp cẩm Yên Thổ

08/01/2022

 Chỉnh sửa

Đặc điểm sản phẩm: gạo màu tím, hạt dài, bụng tròn và óng, canh tác kiểu thủ công. Khi nấu mùi thơm, dẻo, vị đậm

Địa chỉ bán hàng: Siêu thị gạo ngon Cao Bằng - Tp Cao Bằng

Giá tham khảo: 50.000 vnđ/kg

Nếp cẩm tại Yên Thổ là loại nếp nương, được người dân canh tác theo cách rất thủ công, không hề sử dụng phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật. Nếp cẩm có mùi thơm, bùi, khi nấu nên mùi nồng đậm hơn rất nhiều so với nếp thường và có màu sắc bắt mắt.

Nếp cẩm có màu tím, hạt dài, bụng tròn và bóng. Khi nấu lên có mùi thơm nồng và bùi. Ngoài giá trị dinh dưỡng, gạo nếp cẩm còn có khả năng chữa bệnh, như một vị thuốc quý được người dân sử dụng.

Có nhiều cách thưởng thức gạo nếp cẩm như làm rượu, nấu xôi, chè… đều sẽ cho ra mùi vị khác nhau. Gạo nếp cẩm thích hợp mua về làm quà cho người thân trong gia đình, làm quà biếu dịp lễ Tết rất ý nghĩa. Với những ai mắc các bệnh về tim mạch hay thiếu máu ăn gạo nếp cẩm rất tốt.

Gạo nếp cẩm Yên Thổ
8

Vịt quay 7 vị

08/01/2022

 Chỉnh sửa

Đặc điểm sản phẩm: Thịt vịt khoảng 2kg, da vàng óng, thơm mềm và ngọt vị.

Địa chỉ bán hàng: Quán vịt quay Cao Bằng - Ngã 4 phố Vườn Cam, T.Ngọc Xuân, Cao Bằng

Giá tham khảo: từ 180.000đ/con

Sở dĩ có tên gọi là vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng dùng đến 7 loại gia vị khác nhau là bí quyết của người dân tộc Tày để ướp món thịt vịt này. Người dân Cao Bằng phải chọn vịt vừa phải chắc thịt, sáng lông. Sau khi làm sạch người ta nhúng vịt qua nước sôi để lớp da săn lại, sau đó quết một lớp mật ong thơm ngon đều lên vịt. Tiếp theo là rót từ từ gia vị vào trong bụng vịt để từng thớ thịt được chín đều. Sau đó, người ta dùng một chiếc lạt tre, có chuốt nhọn đầu giống như một chiếc kim sẽ khâu bụng vịt lại, giữ cho nước gia vị không bị chảy ra ngoài. Khi ăn, cảm quan màu vàng óng của da vịt khiến bạn thật sự thèm muốn, thịt mềm, vị ngọt khiến nhiều thực khách mê mẩn.

Vịt quay 7 vị
9

Trám đen

08/01/2022

 Chỉnh sửa

Đặc điểm sản phẩm: Quả tám to bằng  ngón tay cái, thon nhọn hai đầu, chín mọng màu tím thẫm. Trám đồ xôi bở, có vị béo, bùi

Địa chỉ bán hàng: Các phiên chợ vùng cao Cao Bằng

Giá bán tham khảo: 140.000đ/kg trám đen

Quả trám đen chỉ to bằng ngón tay cái, thon nhọn ra hai đầu. Trám đen có hai loại là trám nếp và trám tẻ. Thông thường, người ta hay chọn trám nếp để đồ xôi vì có vị bùi, ngọt, thịt mềm chứ không cứng và giòn như trám tẻ. Phải chọn loại trám nếp chín cây có màu tím thẫm, quả còn tươi, đỉnh cuống còn dính nhựa, da quả căng, bóng, mịn không bị rộp.

Mùa thu hoạch trám là khi những cơn gió chào thu tới từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch. Trám nấu xôi quả chín mọng, không bị sâu, ngâm nước trong nhiệt độ khoảng 25 đến 30 độC một lúc cho mềm. Lấy phần thịt bỏ hột rồi trộn với xôi đã đồ thật nhuyễn, có màu tím hồng, ăn dẻo, bui, béo và lạ vị. Xôi trám đen là món ăn đặc trưng của người Cao Bằng đã được Hội Kỷ lục gia Việt Nam - Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố trong danh sách top 100 món ăn, ẩm thực đặc sản tiêu biểu của Việt Nam.

Trám đen
10

Bánh coóng phù

08/01/2022

 Chỉnh sửa

Đặc điểm sản phẩm: Bánh dẻo, tròn, làm từ bột nếp, giống với bánh trôi nước của miền xuôi. Khi có khách bắt đầu thả bánh vào nước đường để bánh luôn nóng, dẻo

Địa chỉ bán hàng: Chợ Kỳ Lừa hoặc các chợ phiên vùng cao của Cao Bằng

Giá tham khảo: 10.000đ/bát

Có cái tên khá lạ tai nhưng coóng phù khá giống với món bánh trôi nước của người miền xuôi. Loại bánh này có nguồn gốc từ cộng đồng người Tày tại Lạng Sơn. Người ta dùng gạo nếp xay thành bột nước, nhào cho dẻo. Đặc biệt, bột càng lọc kỹ, bánh càng dẻo dai, không vỡ nát lúc sôi lửa. Ngoài những viên coóng phù màu trắng, người ta còn trộn thêm gấc chín để tạo sắc đỏ cam hấp dẫn. 

Khi có khách vào ăn, người bán mới bắt đầu thả những viên bánh vào nồi nước đường mật. Lửa được giữ ở mức liu riu cho tới khi nước sủi tăm, bánh nổi lên trên, tỏa hương thơm của gừng và nếp mới, cũng là lúc coóng phù chín tới. Người bán múc từng viên đỏ trắng xen kẽ ra bát, chan thêm nước đường, chút dừa nạo rắc lên, kèm theo lạc rang và tinh dầu chuối là thực khách có thể thưởng thức.

Bánh coóng phù

Chúng ta vừa cùng tìm hiểu top 10 đặc sản Cao Bằng "ngon nhức nách" làm say lòng bao thực khách phương xa. Trong số 10 món đặc sản nêu tên ở trên có đến 2 món đặc sản nằm trong danh sách 100 món ăn đặc sản ngon của Việt Nam do Tổ chức kỉ lục Việt Nam bình chọn. Nếu có cơ hội đến với mảnh đất và con người nơi đây, đừng quên trải nghiệm ẩm thực và những nét đẹp văn hóa cùng người dân địa phương nhé. Một vài trong số những món đặc sản này cũng thích hợp để mua làm quà cho người thân, bạn bè, do đó hãy lưu ngay những địa chỉ này làm cẩm nang bỏ túi nhé.

Đánh giá:

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận.

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Báo lỗi

Nội dung báo lỗi là bắt buộc!

Thông báo