Làm gì khi tủ lạnh bị đóng tuyết?

5.0  (1 bình chọn)
0 bình luận
04/07/2023
 257

Tủ lạnh bị đóng tuyết là một vấn đề không hiếm gặp nhưng vẫn có thể gây ra nhiều lúng túng cho người sử dụng. Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh thực phẩm, hiện tượng này còn gây lãng phí điện năng. Vậy khi gặp lỗi này, chúng ta cần phải làm gì? Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý tủ lạnh đóng tuyết hiệu quả, nhanh gọn.

1. Tại sao tủ lạnh bị đóng tuyết? 

Một số nguyên nhân phổ biến khiến tủ lạnh bị đóng tuyết có thể kể đến như:

  • Do thói quen mở cửa tủ lạnh thường xuyên hoặc cho thực phẩm còn nóng vào tủ lạnh, khiến hơi nước tràn vào, gây hiện tượng đọng tuyết.
  • Do chất đống thực phẩm trong tủ lạnh và không vệ sinh tủ thường xuyên. Khi đó, các hốc gió có thể bị bịt kín (do bụi bẩn hoặc đồ ăn), làm cho khả năng lưu thông không khí trong tủ lạnh gặp vấn đề và dẫn đến hiện tượng đọng tuyết, đọng nước.
  • Do các bộ phận liên quan đến hoạt động xả tuyết (sò lạnh, cầu chì nhiệt, đèn xả đá, điện trở gia nhiệt,…) gặp trục trặc.
Hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết có thể đế từ thói quen sử dụng của bạn hoặc do hư hỏng linh kiện bên trong
Hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết có thể đế từ thói quen sử dụng của bạn hoặc do hư hỏng linh kiện bên trong

2. Cách khắc phục nhanh chóng

Bạn hoàn toàn có thể tự xử lý hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết tại nhà nhanh chóng dựa theo các bước hướng dẫn sau đây: 

Bước 1: Ngắt nguồn điện

Trước tiên, bạn cần ngắt kết nối nguồn điện cho tủ lạnh để đảm bảo an toàn khi tiến hành vệ sinh, lau dọn, đồng thời cũng tránh lãng phí điện.

Bước 2: Dọn sạch tủ lạnh

Bạn cần lấy hết tất cả thực phẩm trong tủ lạnh ra ngoài và cất vào thùng giữ nhiệt hoặc đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Bước 3: Tháo rời các khay, ngăn đựng của tủ lạnh

Hãy lần lượt lấy các khay, ngăn chứa ra khỏi tủ lạnh. Lưu ý, bạn cần thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh làm gãy các chốt, ốc vít bên trong tủ.

Bước 4: Rã đông tủ lạnh

Để rã đông tủ lạnh hiệu quả, bạn cần thực hiện những việc sau:

  • Mở hết tất cả các cửa của tủ lạnh ra để tuyết từ từ tan chảy.
  • Cho một ca nước nóng vào trong tủ lạnh để đá tan nhanh hơn.
  • Lót khăn vải xung quanh hoặc dùng chậu hứng nước đá để đảm bảo nước không chảy lênh láng ra ngoài.

Bước 5: Vệ sinh tủ lạnh

Sau khi tủ lạnh đã rã đông hoàn toàn, hãy tiến hành lau chùi toàn bộ bề mặt bên trong tủ. Trong quá trình vệ sinh, bạn có thể dùng các chất khử mùi chuyên dụng như: Dr.Beckmann, Homevic Dr.Klean, Botanic Enzyme – Homevic,…. 

Còn đối với các khay đựng đá và thức ăn, hãy dùng nước và xà phòng để lau chùi thật kỹ trước khi lắp ráp vào vị trí cũ.

au chùi thật kỹ bên trong tủ lạnh
Sau khi rã đông, cần vệ sinh, lau chùi thật kỹ bên trong tủ lạnh

Bước 6: Lắp ráp lại các khay đựng

Bạn cần lau lại tủ lạnh bằng khăn khô rồi đặt các khay, kệ vào vị trí cũ. Sau khi đã hoàn thành, bạn hãy cắm điện và đợi khoảng 30 phút rồi mới cho thức ăn vào tủ lạnh.

Nếu sau khi đã thực hiện xong các bước xả đá, vệ sinh nhưng hiện tượng tủ lạnh đóng tuyết vẫn tiếp diễn thì rất có thể thiết bị đã hư hỏng linh kiện bên trong. Khi đó, tốt nhất bạn nên gọi đến trung tâm bảo hành hoặc đơn vị sửa tủ lạnh chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

Xem thêm: Thợ Sửa tủ lạnh Tại Đà Nẵng

Hy vọng sau khi đọc bài viết trên, bạn đã biết cách khắc phục tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết hiệu quả, từ đó giúp bảo quản thực phẩm hiệu quả hơn, đồng thời góp phần tiết kiệm điện năng.

NGUỒN THAM KHẢO: https://top10nhatrang.com/tu-lanh-bi-dong-tuyet/

Đánh giá:

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận.

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Thông báo