Top 10 Quan niệm sai lầm mẹ bầu cần tránh để không làm xấu sức khỏe

5.0  (1 bình chọn)
 461

Có rất nhiều quan niệm sai lầm mẹ bầu cần tránh mà không phải ai cũng biết. Đôi khi do nhầm lần, hoặc được “rỉ tai” truyền lại từ người khác. Mang trong mình thiên chức của người mẹ với bao bỡ ngỡ rồi nhưng khi gặp phải những luồng thông tin sau, mẹ bầu hãy tỉnh táo cân nhắc nhé!

Cùng TopZ điểm qua Top 10 quan niệm sai lầm mẹ bầu cần tránh ngay thôi!

1

Đoán giới tính qua nhịp tim em bé

24/02/2023

 Chỉnh sửa

Có lẽ đây là quan niệm được nhiều mẹ bầu tin tưởng vào điều này, cho rằng dựa vào nhịp tim em bé có thể đoán biết được chính xác giới tính thai nhi. Theo đó các mẹ quan niệm rằng:

  • Tim thai từ 110 - 150 nhịp/phút: là con gái
  • Tim thai từ 155-190 lần/phút là con trai.
  • Nghĩa là nhịp tim thai càng cao thì tỉ lệ mang thai là con trai sẽ càng lớn.

Tuy nhiên đã có rất nhiều nghiên cứu phản bác điều này, và cho rằng đó chỉ là sự suy đoán, tự nghĩ ra do một số bà mẹ “vô tình” đúng trong một vài trường hợp, chứ không hề có cơ sở nào

Quan niệm dựa vào tim thai đập nhanh để kết luận đó là mang thai con trai là quan niệm hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Bởi theo Tiến sĩ - Bác Sĩ Bùi Chí Thương, Giảng viên bộ môn Phụ sản, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh khẳng định: Nhịp tim của thai nhi bình thường có thể dao động từ 110 -150 nhịp/phút hoặc từ 120-160 nhịp/phút dù là bé trai hay bé gái đều như nhau.

Do đó, Tiến sĩ - Bác Sĩ Bùi Chí Thương lưu ý nếu như mẹ bầu thấy tim thai của mình quá nhanh hoặc quá chậm so với mức bình thường thì cần đi khám sớm để nhận được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, tránh được nguy cơ gây nguy hiểm cho thai nhi chẳng hạn như: thai nhi bị suy tim thai hoặc bị thai lưu.

quan-niem-sai-lam-cua-ba-bau-1665117343
Quan niệm sai lầm mẹ bầu cần tránh: Đoán giới tính qua nhịp tim em bé
2

Siêu âm có ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi

24/02/2023

 Chỉnh sửa

Vài năm trở lại đây trong nhiều hội nhóm rầm rộ lên những thông tin về việc siêu âm có ảnh hưởng tiêu cực tới em bé, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đây là một trong những sai lầm mẹ bầu cần tránh nhé!

Chưa có nghiên cứu có ý nghĩa lâm sàng về việc sóng siêu âm gây ảnh hưởng xấu hay gây dị tật đến thai. Tuy nhiên, việc các sản phụ đi siêu âm quá nhiều là không cần thiết và gây lãng phí về tài chính cho thai phụ.

Do đó, các thai phụ nên đi khám thai, siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ, đặc biệt không nên bỏ qua 3 thời điểm vàng trong siêu âm để phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi, để được sự tư vấn từ bác sĩ và có kế hoạch quản lý thai nghén phù hợp.

Theo đó, 3 thời điểm vàng để siêu âm hiện nay là ở tuổi thai: 12-14 tuần (12 tuần), 21-24 tuần (22 tuần) và 28-32 tuần (32 tuần). Quá trình siêu âm tại mỗi thời điểm khác nhau, sẽ có giá trị khác nhau trong việc chẩn đoán các bất thường của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ.

  • Ở tuổi thai 12-14 tuần, việc siêu âm sẽ giúp phát hiện sớm các dị tật lớn ở thai nhi như các bất thường về hệ thần kinh trung ương (thai vô sọ, não lộn ngoài) hay các bất thường khác như thoát vị rốn, khe hở thành bụng, một số dị tật về chân, tay.
  • Siêu âm ở tuổi thai 21-24 tuần là lần siêu âm giúp phát hiện hầu hết bất thường hình thái ở thai nhi, trong đấy có các bệnh lý tim bẩm sinh.
  • Lần siêu âm lúc thai được 28-32 tuần là lúc đánh giá sự phát triển của thai trong tử cung, đồng thời cũng là thời điểm khảo sát tiếp một số bất thường ở khác ở thai nhi.
3

Hông to dễ sinh

24/02/2023

 Chỉnh sửa

Với tình trạng đẻ mổ diễn ra đơn giản và có phần hơi bị lạm dụng thời gian qua. Nhiều mẹ bầu có quan điểm mong muốn được sinh thường, từ đó có những đánh giá sai về hình thái cơ thể có thể quyết định đến việc sinh thường hay sinh mổ. 

quan-niem-sai-lam-cua-me-bau-1665128707
Quan niệm sai lầm mẹ bầu cần tránh: Hông to dễ đẻ

Ví dụ có một quan niệm các mẹ “thắt đáy lưng ưng” hay những mẹ có hông rộng sẽ dễ dàng hơn trong việc sinh thường. Tuy nhiên khi vào phòng sinh rồi mọi thứ sẽ rất khác. Việc đánh giá một sản phụ có thể sinh thường được hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

3.1 Yếu tố từ mẹ

Thể trạng của mẹ cũng có những tác động rất lớn quyết định đến việc mẹ có thể chuyển dạ đẻ thường được hay không, như là:

  • Cơ tử cung của mẹ có cơn co thắt tốt phù hợp với quá trình chuyển dạ, tử cung của mẹ không có dị tật cũng như không có sẹo do đã từng mổ.
  • Mẹ có cấu trúc khung xương chậu bình thường, cổ tử cung mềm mại.
  • Mẹ có tình trạng sức khỏe tốt, không quá bé. Đối với những mẹ có tình trạng sức khỏe yếu, có bệnh lý đặc biệt thường sẽ được chỉ định mổ để đảm bảo an toàn.

3.2 Yếu tố từ con

Việc mẹ có thể sinh thường được hay không phụ thuộc rất lớn với sự phát triển của em bé như là:

  • Cân nặng của bé không được quá lớn. Với bé trai, số cân nặng tiêu chuẩn thường là 3,3kg và với bé gái số cân nặng tiêu chuẩn thường là 3,2kg. Nếu bé vượt qua chỉ số cân nặng này, bác sĩ sẽ phải cân nhắc rất kỹ cũng như kết hợp theo thể trạng của mẹ để quyết định mẹ có đủ khả năng sinh thường thành công hay không.
  • Ngôi thai thuận: Vào thời gian khoảng tuần thứ 29-33, thai sẽ quay đầu xuống phía bên dưới tử cung của người mẹ và phần gáy xoay về phía bụng mẹ, chuẩn bị cho cuộc chào đời. Nhưng cũng có nhiều em bé “bướng bỉnh” hơn và không chịu quay đầu xuống, phần mông vẫn ở tử cung của người mẹ sẽ được gọi là ngôi thai ngược. Hoặc là có những em bé đã quay đầu xuống nhưng phần gáy lại xoay về phía cột sống của mẹ sẽ gọi là ngôi sau. Đa số, những trường hợp ngôi thai ngược, ngôi sau, ngôi ngang, bác sĩ Sản khoa sẽ chỉ định mổ để bắt con.
  • Sức khỏe của em bé hoàn toàn ổn định trong quá trình mẹ chuyển dạ, không có dấu hiệu suy thai.
  • Các yếu tố như nước ối, dây rốn và bánh nhau ổn định.
4

Không nên vận động khi mang thai

24/02/2023

 Chỉnh sửa

Quan niệm tiếp theo là sai lầm mẹ bầu cần tránh để không gây nhầm lẫn. Đó là lời khuyên không nên vận động khi mang thai. Dẫn đến có những mẹ hạn chế vận động, không leo cầu thang hoặc ờ lì trên giường. 

quan-niem-sai-lam-cua-ba-bau-1-1-1665128896
Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng hoặc những bài tập cóc người dướng dẫn

Các mẹ bầu nên biết rằng việc vận động nhẹ nhàng có rất nhiều ích lợi cho các bà mẹ

  • Chất endorphin được cơ thể tiết ra khi vận động giúp đem lại cảm giác hưng phấn, giảm thiểu căng thẳng, lo lắng mà mẹ bầu thường gặp phải khi mang thai
  • Vận động hợp lý, đều đặn trong suốt thai kỳ giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng béo phì, duy trì cân nặng ổn định ở cả trước và sau sinh.
  • Giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh lý thường gặp trong thai kỳ như: tiểu đường, tăng huyết áp, đau lưng, táo bón,…
  • Hạn chế sinh non, dễ sinh thường hơn: Năng vận động giúp cơ thể cải thiện tuần hoàn, cơ bắp dẻo dai, tăng sức chịu đựng cho bà bầu, giúp quá trình sinh nở trở nên nhẹ nhàng hơn.
  • Ngủ ngon hơn: vận động nhẹ nhàng, vừa đủ giúp mẹ bầu tiêu hao năng lượng dư thừa từ đó có được giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Không những vậy việc vận động của mẹ còn có những lợi ích nhất định cho em bé:

  • Gia tăng quá trình trao đổi chất ở thai nhi, giúp trẻ phát triển tốt hơn
  • Cũng giống như mẹ, chất endorphin làm tăng hưng phấn ở mẹ thì thông qua nhau thai cũng ảnh hưởng trực tiếp đến bé, giúp thai nhi thư giãn thoải mái và sảng khoái hơn trong bụng mẹ.
5

Ốm nghén chỉ diễn ra vào buổi sáng

24/02/2023

 Chỉnh sửa

Ốm nghén khi mang thai còn có tên gọi là “bệnh buổi sáng” (Morning sickness) do các triệu chứng thường nặng nề vào lúc mới thức dậy. Tuy thế, phần lớn các mẹ bầu đều có thể bị ảnh hưởng tại bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhất là khi có sự kích thích về mùi. 

Không những thế, mẹ bầu còn gặp phải cảm giác chán ăn, thường xuyên thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, không thể tập trung vào bất cứ điều gì khác hơn ngoài cảm giác buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ...

Tình trạng buồn nôn và nôn khi mang thai thường không gây hại cho sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, sản phụ cần phải tìm cách khắc phục bằng cách bổ sung đủ nước và điện giải để tránh bị mất nước và giảm cân quá mức, ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi sau khi sinh. Mất nước quá mức có thể dẫn đến rối loạn ở tuyến giáp, gan và nước ối.

Tuy nhiên lại không hề có cơ sở khoa học nào khẳng định ốm nghén chỉ diễn ra vào buổi sáng. Thực tế có những mẹ luôn trong trạng thái quay cuồng, sây xẩm, hoặc buồn nôn khó chịu cả ngày, đặc biệt là khi có kích thích về mùi hoặc quá đông người.

Xem thêm:

Top 5 dung dịch vệ sinh an toàn lành tính dành cho bà bầu

Top 7 Ngũ cốc cho bà bầu ăn ngon cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

6

Bò quanh giường có thể gỡ được tràng hoa quấn cổ

24/02/2023

 Chỉnh sửa

Đa số trường hợp dây rốn quấn cổ là không quá nguy hiểm và vẫn có thể sinh thường, trừ những khi dây quấn nhiều vòng và quấn quá chặt. Tuy nhiên, mẹ không thể tự đánh giá được mức độ an toàn hay nguy hiểm của hiện tượng này. Do đó, mẹ cần phải theo dõi kỹ cử động của thai nhi và đặc biệt là thăm khám định kỳ để đánh giá sức khỏe thai nhi.

quan-niem-sai-lam-cua-ba-bau-2-2-1665129157
Quan niệm sai lầm mẹ bầu cần tránh về tràng hoa quấn cổ

Hiện nay, chưa có phương pháp y học nào có thể khắc phục được hiện tượng dây rốn quấn cổ. Do vậy, khi gặp phải hiện tượng này, hầu hết các mẹ lại áp dụng một số các mẹo dân gian được truyền miệng nhau. Mẹo chữa dây rốn quấn cổ phổ biến nhất đó là mẹ bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ, thai bao nhiêu tuần thì mẹ bò bấy nhiêu vòng. Chẳng hạn thai nhi 31 tuần thì mẹ bò 31 vòng. Tuy nhiên mẹ cũng lưu ý:

  • Nếu mẹ thấy chóng mặt khi bò, thì nên dừng lại không nên bò tiếp
  • Không nên thực hiện mẹo vặt này ngay sau khi ăn no.

Tuy nhiên cũng không hề có cơ sở khoa học nào khẳng định phương pháp này thành công hay không. Có nhiều trường hợp là em bé tự cởi khỏi tràng hoa quấn cổ hoặc những trường hợp khác dù mẹ đã thực hiện nhưng em bé vẫn bị quấn 2-3 vòng khi sinh.

7

Ngực nhỏ thì sẽ không thể đủ sữa cho con ăn sữa mẹ hoàn toàn

24/02/2023

 Chỉnh sửa

Có lẽ đây là một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất của các mẹ bầu. Với suy nghĩ bầu ngực là nơi “chứa sữa” thì đương nhiên bầu ngực nhỏ thì mẹ không có được bao nhiêu sữa cả nên không thể đủ cho nhu cầu của bé. 

Tuy nhiên đó lại là một quan điểm tai hại, sai lầm mẹ bầu cần tránh và cần thay đổi suy nghĩ. Các mẹ nên biết rằng cơ chế điều tiết sữa mẹ phụ thuộc hoàn toàn vào các hoocmon cơ thể và tâm trạng người mẹ:

  • Estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin là 4 loại hormone tác động đến quá trình sản xuất sữa mẹ. Cơ chế bài tiết sữa mẹ là cơ thể người mẹ tự điều chỉnh hàm lượng các hormone này để sản sinh sữa.
  • Bầu vú phát triển: Estrogen và Progesterone sẽ tham gia vào quá trình này để sẵn sàng cho việc sản xuất sữa. Khi mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ giải phóng hai loại hormone này. 
  • Estrogen đóng vai trò làm tăng kích thước và tăng số lượng ống dẫn sữa, trong khi Progesterone kích thích sự phát triển của tuyến nang và thuỳ tuyến sữa. Hai hormone này kết hợp có tác dụng ức chế sản xuất sữa của cơ thể trong thời kỳ mang thai. 
me-bi-tieu-chay-co-nen-cho-con-bu-khong-jpg-1665131380
quan niệm sai lầm mẹ bầu cần tránh: ngực nhỏ không đủ sữa cho con
  • Sau khi sinh, lượng tiết ra của hai loại hormone này giảm xuống, là dấu hiệu để cơ thể người mẹ tạo sữa. 
  • Sản xuất sữa: Cơ chế sản xuất sữa có sự tham gia của Prolactin. Khi mẹ cho trẻ bú, núm vú sẽ kích thích bài tiết Prolactin, rồi sau đó sẽ chạy vào máu làm cho vú sản xuất ra sữa. 
  • Giải phóng sữa khỏi bầu ngực: Oxytocin giúp sữa được giải phóng từ bầu ngực của mẹ. Khi bé bắt đầu kéo núm vú và hút, cũng là lúc Hormone oxytocin được giải phóng. Oxytocin có chức năng làm co bóp các cơ quanh nang, đẩy sữa thoát ra khỏi nang tới các núm vú, rồi sau đó chảy vào miệng bé. Đây cũng chính là quá trình phản xạ phun sữa. Nếu phản xạ Oxytocin không làm việc tốt thì trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nhận sữa, mặc dù vú vẫn sản xuất sữa nhưng lại không tống sữa ra.
  • Ức chế tiết sữa: Ức chế tiết sữa sẽ xuất hiện khi trong vú mẹ đọng lại một lượng lớn sữa. Khi đó, chất ức chế sẽ được tiết ra và làm cho vú dừng việc tiết sữa. Do đó, để vú tạo nhiều sữa, các mẹ cần phải chú ý tạo cho vú luôn rỗng bằng cách cho trẻ bú thường xuyên hoặc vắt sữa.

Bên cạnh đó, sữa mẹ còn được cung cấp theo nhu cầu

Trước 6 tuần: Cơ chế sản xuất sữa theo hormone

  • Trong 6 tuần đầu, cơ chế tiết sữa của cơ thể mẹ chủ yếu vận hành bởi sự tác động của các hormone: tạo sữa bởi Prolactin và tiết sữa bởi Oxytocin. Các loại hormone này đều phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần của người mẹ. 
  • Vì thế, nếu tinh thần mẹ không thoải mái thì lượng sữa sẽ giảm đáng kể. 6 tuần này cũng là 6 tuần mà cơ thể mẹ có thể sản xuất tối đa sữa nếu hormone được kích thích một cách tối ưu.

Sau 6 tuần: Cơ chế sản xuất sữa theo nhu cầu

  • Sau 6 tuần, vai trò của 2 hormone trong việc tạo sữa sẽ giảm đi và thay vào đó là sự kiểm soát bởi cơ chế nhu cầu tại chỗ. Nghĩa là, việc tiết sữa sẽ phụ thuộc vào bầu vú có trống hay không, bầu vú càng trống, sữa tạo cho lần sau càng nhanh.
8

Ăn nhiều tốt cho cả hai mẹ con

24/02/2023

 Chỉnh sửa

Việc cố ăn thật nhiều có thể khiến mẹ bầu tăng cân quá mức cần thiết và gây ra nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe của mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

quan-niem-sai-lam-cua-me-bau-3-1665130916
Quan niệm sai lầm mẹ bầu cần tránh: ăn nhiều tốt cho cả mẹ và con
  • Mẹ bầu tăng cân quá nhanh có thể gây ra tình trạng chèn ép thai nhi đặc biệt trong giao đoạn 3 tháng cuối thai kì
  • Tăng cân nhanh và liên tục do dung nạp quá nhiều đường và tinh bột có thể dẫn tới tiểu đường thai kì, có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ cũng như em bé
  • Mẹ bầu vốn đã rất nặng nề và nhanh mỏi, nếu việc cố ăn nhiều gây tăng cân nhanh có thể ảnh hưởng tới hệ vận động cũng như xương khớp cơ thể mẹ. Gây đau mỏi, hạn chế vận động, gây khó ngủ cũng như cản trở việc hô hấp hoặc vận động.

Thực tế: Khi mang thai nhu cầu dinh dưỡng của mẹ cần tăng lên, nhưng không đến mức tăng gấp đôi như mọi người vẫn tưởng. Có rất nhiều mẹ bầu chỉ tăng vài kilogam trong cả thai kỳ nhưng vẫn sinh ra em bé đủ cân và khỏe mạnh bình thường.

Mỗi mẹ bầu nên có chế độ ăn phù hợp hoặc tham khảo ý kiến bác sỹ về dinh dưỡng hàng ngày, đặc biệt với những mẹ có bệnh trong thai kì hoặc một vài vấn đề cần sát sao theo dõi. 

9

Giơ cao tay hoặc ngồi xổm sẽ làm em bé khó thở

24/02/2023

 Chỉnh sửa

Rất nhiều mẹ truyền tai nhau cho rằng khi mang bầu mà mẹ lại thường xuyên dùng tay với cao, nhất là khi treo quần áo thì sẽ vô tình khiến cho dây rốn quấn vào cổ của thai nhi, gây nguy hiểm cho em bé ở trong bụng mẹ. Dân gian còn gọi là hiện tượng tràng hoa quấn cổ, vì thế không được với tay cao thường xuyên.

Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng đó chỉ là quan niệm dân gian và chưa được khoa học chứng minh. Bởi hiện tượng dây rốn quấn cổ chỉ thường xảy ra do tư thế xoay chuyển của em bé ở trong tử cung trước khi sinh. Nhất là các bé càng hiếu động và nghịch ngợm nhiều thì càng dễ bị dây rốn quấn vào cổ. Bên cạnh đó còn có thể là do cấu tạo tế bào gốc thành mạch rốn thiếu, cấu trúc dây rốn yếu hoặc dây rốn dài bất thường gây ra.

quan-niem-sai-cua-ba-bau-1665133367
Sai lầm mẹ bầu cần tránh: bà bầu ngồi xổm và kiễng chân rất không tốt do mất cân bằng

Trong thực tế, đúng là hành động kiễng nhón chân, giơ tay cao qua đầu khi với đồ được hạn chế cho các bà bầu chủ yếu vì khi mẹ bầu nhón chân thì tức là mẹ chỉ đứng bằng đầu các ngón chân nên thân thể sẽ phải dùng gấp đôi sức lực so với bình thường để giữ cân bằng. Hơn nữa lúc này mẹ đang mang bầu nên trọng lượng cơ thể đã rất lớn, nếu kiễng sẽ gây áp lực cực lớn cho cơ thể, không tốt cho thai nhi.

Cũng tưởng tự với hành động ngồi xổm của bà bầu, không hề gây siết hoặc làm em bé khó thở. Mà đơn giản hành động đó có thể gây mất cân bằng, có thể gây nguy hiểm hoặc ngã ngửa đối với mẹ bầu nên cần hạn chế.

10

Đoán giới tính em bé qua hình dáng bụng mẹ

24/02/2023

 Chỉnh sửa

Có một số người quan niệm, dựa vào hình dáng của bụng bầu có thể nhận biết được giới tính thai nhi. Theo đó, người phụ nữ khi mang thai bụng gọn, thấp sẽ sinh con trai, trong khi đó bụng bầu cao và tròn sẽ sinh con gái.

quan-niem-sai-lam-cua-ba-bau-4-1--1-1665133056
Quan niệm sai lầm mẹ bầu cần tránh: dựa vào hình dáng bụng để đoán giới tính em bé

"Khi mang thai, hình dạng bụng tròn, nhọn, cao… là do ngôi thai nằm dọc, nằm ngang hay nằm chéo một bên. Thai nhi nằm dọc thì bụng sẽ dài, gọn còn nằm ngang thì bụng sẽ tròn. Thai nhi dù là con trai hay con có thể nằm ở bất cứ ngôi thai nào, vì vậy nhìn hình dáng bụng không thể biết được giới tính của thai", TS Thương nói.

Giải thích về quan niệm này, TS.BS Bùi Chí Thương, Giảng viên bộ môn Phụ sản, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh cho hay đây là quan niệm hình thành từ cách đây mấy trăm năm khi y học chưa phát triển, ông cha ta thường nhìn dáng bụng để đoán giới tính của thai nhi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là dự đoán mang tính may rủi và đoán mò.

Ngoài vị trí nằm của thai nhi, hình dáng bụng bầu còn phụ thuộc vào chiều cao và cơ bụng của người mẹ. Nếu trước khi mang thai, người mẹ có thân hình mảnh khảnh, cơ bụng săn chắc, thì bụng bầu thường nhô cao lên vì cơ bụng săn chắc sẽ giúp bạn nâng đỡ trọng lượng bé tốt hơn.

Xem thêm: 

Top 10 khóa học thai giáo online chất lượng mà mẹ bầu nên học năm 2022

Top 5 vitamin tổng hợp cho bà bầu hàng ngoại tốt cho sức khỏe nhất

Bài chia sẻ của TopZ đã khép lại với quan niệm về đoán giới tính thai nhi dựa trên hình dáng của bụng mẹ bầu. Có thể bạn không tin nhưng vẫn có rất nhiều bà, nhiều mẹ dựa trên kinh nghiệm nhìn bụng để đoán giới tính các em bé đấy.

Quan niệm dân gian truyền miệng vốn xưa nay chưa hề có bất cứ cơ sở khoa học nào, tuy nhiên do sự lặp đi lặp lại dẫn đến vẫn có rất nhiều mẹ tin tưởng vào những thông tin đó. 

Thông qua bài viết này, TopZ đã làm sáng rõ Quan niệm sai lầm mẹ bầu cần tránh, hãy tìm hiểu những thông tin chính xác và đầy đủ hơn nữa nhé. TopZ chúc hai mẹ con một thai kì thật khỏe mạnh. 

Đánh giá:

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận.

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Báo lỗi

Nội dung báo lỗi là bắt buộc!

Thông báo