Top 14 bài hát về bộ đội hay, hào tráng nhất nghe mãi không chán
Chiến tranh đã qua đi nhưng hình ảnh của người lính với những hy sinh, lao nhọc thậm chí đổ máu nơi chiến trường vẫn còn vương vấn mãi trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam. Công lao của họ không có gì có thể cân đo đong đếm được. Biết ơn những người lính đã hy sinh chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, rất nhiều bài hát về người lính đã ra đời và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng mỗi người. Hãy cùng Topz lắng nghe top 14 bài hát về bộ đội hay nhất mọi thời đại ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Tiến Bước Dưới Quân Kỳ
"Vừng đông đã hửng sáng
Núi non xanh ngàn trùng xa
Tổ Quốc bao la hiền hòa
Tươi thắm bóng cờ vờn bay trên cao
Muôn trái tim này hòa nhịp
Cùng ngàn lời ca trong sóng lúa
Lấp lánh sao bay trên quân kỳ..."
Tiến bước dưới quân kỳ là bài hát được nhạc sĩ Doãn Nho viết vào năm 1958 khi nhạc sĩ về thăm lại Điện Biên Phủ. Bài hát được chọn là một trong những bài hát truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. bài hát này được sử dụng thường xuyên trong các buổi nghi lễ của nhà nước hay quân đội.
Hàng ngày khi tiến hành lễ chào cờ Tổ quốc nơi quảng trường Ba Đình, trước lăng Hồ Chủ tịch, thì giai điệu bản nhạc này cũng được tấu lên vọng vang trong ánh bình minh dưới khung trời Hà Nội. Trong các ngày lễ lớn của nhà nước, của quân đội ,dàn nhạc kèn đã hòa tấu “Tiến bước dưới quân kỳ” rất trang nghiêm và hùng tráng.

Nhạc sĩ sáng tác: Doãn Nho
Thể loại: Nhạc đỏ
Ca sĩ thể hiện hay nhất: Various Artists
Link nghe nhạc: zingmp3
MV hay nhất: https://youtu.be/aAc2RWvcc78
Hát Mãi Khúc Quân Hành
"Đời mình là một khúc quân hành
Đời mình là bài ca chiến sĩ
Ta ca vang triền miên qua tháng ngày
Lượn bay trên núi rừng biên cương đến nơi đảo xa
Mãi mãi lòng chúng ta
Ca bài ca người lính
Mãi mãi lòng chúng ta
Vẫn hát khúc quân hành ca..."
Hát mãi khúc quân hành là một ca khúc nhạc đỏ nổi tiếng của nhạc sĩ, nhà thơ Diệp Minh Tuyền, được sáng tác vào năm 1984. Ngay sau khi ra đời, bài hát đã giúp tác giả Diệp Minh Tuyền được Quân đội nhân dân Việt Nam trao giải Nhất cuộc thi viết về lực lượng vũ trang.
Năm 1989, tại Đại hội Hồi nhà văn lần thứ 4, Diệp Minh Tuyền đã tự trình bày nhạc phẩm của mình và nhạc phẩm cũng dần trở thành bài hát gần như chính thức trong thanh niên và quân đội.
Đến nay, bài hát đã trở thành một trong những bài hát truyền thống của Quân đội Việt Nam. Đây là một tác phẩm bất hủ của dòng nhạc cách mạng Việt Nam, thường xuyên xuất hiện trong nhiều dịp lễ quan trọng.
Đến nay, Hát mãi khúc quân hành liên tục xuất hiện trong các đêm nghệ thuật, đêm liên hoan hoặc các buổi lễ quan trọng, trở thành cụm từ đại diện cho quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhạc sĩ sáng tác: Diệp Minh Tuyền
Thể loại: Pop
Ca sĩ thể hiện hay nhất: TEAM NH1
Link nghe nhạc: zingmp3
MV hay nhất: https://youtu.be/IVaPIqdoij0
Tiểu Đoàn 307
"Ai đã từng đi qua sông Cửu Long Giang
Cửu Long Giang sóng trào nước xoáy
Ai đã từng nghe tiếng tiểu đoàn, tiếng tiểu đoàn 307.
Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy
Cả tiểu đoàn thề dưới sao vàng
Người chiến sĩ tiếc gì máu rơi
Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy
Nguyện một lòng gìn giữ non sông."
Đó là những ca từ hào sảng của bài hát Tiểu đoàn 307 của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí, phổ thơ Nguyễn Bính, sáng tác vào cuối năm 1949. Bài hát ca ngợi những chiến công vang dội của tiểu đoàn chủ lực cơ động đầu tiên tại Nam bộ - Tiểu đoàn 307, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND năm 2005.
Tiểu đoàn 307 có lẽ là một trong những Tiểu đoàn nổi tiếng nhất của lịch sử quân sự Việt Nam. Đây cũng là Tiểu đoàn đặc biệt vì đó là Tiểu đoàn lưu động, có địa bàn rộng khắp miền Nam, uy danh lừng lẫy thời kháng chiến chống Pháp "đánh đâu được đấy" và thời kháng chiến chống Mỹ "oai hùng biết mấy".

Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Hữu Trí
Thể loại: Nhạc cách mạng
Ca sĩ thể hiện hay nhất: Cao Minh
Link nghe nhạc: zingmp3
MV hay nhất: https://youtu.be/90_jwi4oO_8
Lá Xanh
"Lá còn xanh như anh đang còn trẻ
Lá trên cành như anh trong toàn dân
Gió rung cây cành lá tưng bừng đùa vui
Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân
Anh là lá trên cành ngại chi gió mưa
Anh là trai phải ra chiến trận phen này
Đi đầu quân! Đi trong mùa động viên
Đi đầu quân! Đi trong mùa xuân mới
Gió lá reo! Gió lá reo
Kìa bảng treo cùng trong làng."
Sức lan tỏa của bài hát "Lá xanh" thật sâu rộng. Nhiều anh bộ đội là lính mới cho biết chính bài hát đã thúc đẩy các anh không "ngại chi gió mưa" và "vấn vương gia đình" đi tòng quân...
Nhiều gia đình khi nghe bài hát cũng đã động viên con em lên đường nhập ngũ. Bà con địa phương cho biết bài "Lá xanh" có sức vẫy gọi giới trẻ đến với bộ đội, lên ngàn, ra chiến khu còn hơn cả các khẩu hiệu, lời hô hào.
Bài hát được bà con yêu thích và truyền miệng nhanh chóng từ Khu 8 lên Khu 7 xuống Khu 9. "Lá xanh" vang lên khắp nơi trong những cuộc mít tinh đưa tân binh đi tòng quân, trước giờ xuất phát hành quân chiến đấu.
Trên bản nhạc "Lá xanh" chép tay, Hoàng Việt ghi mấy dòng: "...Cảm nghĩ thực tế đã thay đổi, sự chuyển biến về quan niệm nghệ thuật bắt đầu thay đổi, thể hiện trên tác phẩm đã có hơi hướng dân tộc theo đường lối lãnh đạo văn nghệ của Đảng...".

Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Việt
Thể loại: Nhạc Cách mạng
Ca sĩ thể hiện hay nhất: Tam ca áo trắng
Link nghe nhạc: zingmp3
MV hay nhất: https://youtu.be/KRZZpR7Bonk
Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây
"Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.
Trường Sơn Tây anh đi, thương em, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường mà gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài mà tay áo
Hết rau rồi em có lấy măng không?"
Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây là một trong những bài thơ tiêu biểu của Phạm Tiến Duật, được sáng tác trong những năm tháng chống Mỹ của dân tộc, trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, bài thơ vừa là một bản quân ca hùng tráng, vừa là một khúc tình ca lãng mạn. Năm 1971, bài thơ được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc và trở nên phổ biến cho đến ngày nay.
Bài thơ viết về tình yêu giữa hai người bộ đội Trường Sơn, mỗi người ở hai sườn của dãy núi, người bên Tây, người bên Đông. Nhưng không chỉ dừng lại ở chuyện tình cảm, bài thơ còn là một bức tranh khắc họa vẻ đẹp hùng tráng của những "đoàn quân trùng trùng ra trận", chính những điều đó đã giúp Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây thành công trong việc hòa quyện giữa một tình khúc và một bản anh hùng ca, trở thành một bài thơ không thể thiếu trong túi áo của những người lính lúc bấy giờ.

Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Tiến Duật
Thể loại: Folk
Ca sĩ thể hiện hay nhất: Tạ Quang Thắng & Thùy Chi
Link nghe nhạc: zingmp3
MV hay nhất: https://youtu.be/NA-37xkMf7Y
Lá Đỏ
"Gặp em trên cao lộng gió
Đường Trường Sơn ào ào lá đỏ
Em đứng đứng ở bên đường
Như quê hương vai áo bạc quàng súng trường
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhoà trong trời lửa
Chào em em gái tiền phương
Ơi em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn
Chào em em gái tiền phương
Ơi em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn"
Mở đầu ca khúc "Lá đỏ", cả Nguyễn Đình Thi và Hoàng Hiệp đã rất khéo tạo được một không gian cao rộng, kì vĩ của núi rừng trong cả Thơ và Nhạc, khiến người nghe ngỡ ngàng, sững sờ, choáng ngợp. Nó đã toát lên vè khỏe khoắn, sự chắc nịch hừng hực khí thế trong bước quân hành vừa hùng dũng, tự tin, vừa yêu đời say đắm của những chàng trai tràn trề sức sống của tình yêu người và yêu đời.
Một cuộc gặp mang tính lịch sử, in đậm dấu ấn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc. Lịch sử sắp sang trang mới. Bởi cái không gian cao rộng, lộng gió cùng vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn, với màu đỏ mạnh mẽ hưng phấn của một rừng lá đỏ, cho ta cảm nhận điều đó.

Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Hiệp, Nguyễn Đình Thi
Thể loại: Nhạc Cách mạng
Ca sĩ thể hiện hay nhất: NSND Quang Thọ
Link nghe nhạc: zingmp3
MV hay nhất: https://youtu.be/yMqjaqEEGf4
Người Chiến Sĩ Ấy
"Người chiến sĩ ấy ai đã gặp anh
Không thể nào quên, không thể nào quên
Bao nhiều năm trường trên đường cách mạng
Anh vẫn đi đi mãi không ngừng
Như cánh chim trời không biết mỏi
Mỗi bước đi biết mấy gian nan
Vào ra tù đã mấy lần anh nhỉ
Đạn quân thù đã mấy lần rách áo anh
Anh ở bà con thương, anh đi bà con nhớ
Ơi những mùa xuân đẹp nhất
Trên đường kháng chiến hoa nở sáng rừng."
Hình tượng người chiến sĩ được nhạc sĩ Hoàng Vân xây dựng trong ca khúc Người chiến sĩ ấy-sáng tác năm 1969, khi mà Quân đội nhân dân Việt Nam đã tròn một phần tư thế kỷ xây dụng, chiến đấu và trưởng thành, từ Nà Ngần, Phay Khắt đến Chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu và kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là những người con của nhân dân, mang dòng máu yêu nước và khí phách hào hùng bốn nghìn năm của dân tộc Việt Nam, qua bao nhiêu thế hệ, lớp cha trước, lớp con sau cầm súng chiến đấu với quân thù xâm lược, giành lại Tổ quốc giang sơn.

Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Vân
Thể loại: Nhạc Cách mạng
Ca sĩ thể hiện hay nhất: Trọng Tấn
Link nghe nhạc: zingmp3
MV hay nhất: https://youtu.be/bpyWQlrRUPo
Nơi Đảo Xa
"Nơi anh đến là biển xa
Nơi anh tới ngoài đảo xa
Từ mảnh đất quê ta
Giữa đại dương
Mang tình thương quê nhà
Đây Trường Sa kia Hoàng Sa
Ngàn bão tố phong ba
Ta vượt qua vượt qua"
"Nơi đảo xa" là một sáng tác năm 1979 của nhạc sĩ Thế Song viết về người lính nơi hải đảo. Khoảng tháng 4 năm 1979, Thế Song đi thực tế sáng tác tại các đồn biên phòng ở Quảng Ninh chứ không chủ trương viết về hải đảo. Trên đường về, ông nghỉ tại trạm sửa chữa tàu biển của bộ đội hải quân ở Hạ Long. Anh em hải quân ở trạm kể cho ông nghe nhiều câu chuyện cảm động, những khó khăn vất vả nơi đảo xa, nỗi nhớ nhà, nhớ người thân...
Với cảm hứng đó, ông viết ngay và lời thứ nhất ca khúc Nơi đảo xa ra đời trên đoạn đường từ Quảng Ninh về Hà Nội. Lời thứ hai của bài hát được ông hoàn thành tại nhà riêng. Năm 1995, khi tác phẩm đã được nhiều người biết đến thì Thế Song mới có dịp đến Trường Sa.

Nhạc sĩ sáng tác: Thế Song
Thể loại: Nhạc quê hương
Ca sĩ thể hiện hay nhất: Trọng Tấn
Link nghe nhạc: zingmp3
MV hay nhất: https://youtu.be/IK8lClTiyC4
Gần Lắm Trường Sa
"Mỗi cánh thư về từ đảo xa
Anh thường nói rằng Trường Sa lắm xa xôi
Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ
Bên đồng đội yêu thương.
Chỉ có loài chim biển, sóng vỗ điệp trùng
Quanh ghềnh trúc san hô Trường Sa ơi
Biển đảo quê hương, đôi mắt biên cương
Vẫn sáng long lanh giữa sóng cuồng bão dập..."
Gần lắm Trường Sa không chỉ là ca khúc gắn liền với cuộc sống chiến đấu kiên trung của lính đảo mà còn như bản tình ca hiệu triệu các chiến sĩ hải quân thêm vững vàng tay súng canh trời, giữ biển của Tổ quốc giữa đại dương bao la.
Gần lắm Trường Sa không chỉ là khúc ca dễ thuộc, dễ nhớ, làm thao thức triệu triệu con tim của người dân đất Việt mà vượt qua biên giới, bay đến khắp năm châu trên thế giới, để rồi những người con yêu Tổ quốc ở tận bên kia bán cầu mỗi lần nghe ca khúc ấy lại nhớ về quê hương đất mẹ.
Thế hệ bộ đội Hải quân Việt Nam biết đến ca khúc này bằng tất cả sự trân trọng, giới ca sĩ hát khúc ca này bằng tất cả niềm cảm xúc đam mê, bạn bè thế giới khâm phục tinh thần kiên cường anh dũng của bộ đội Trường Sa mà Gần lắm Trường Sa” làm nhịp ô thước.

Nhạc sĩ sáng tác: Hình Phước Long
Thể loại: Nhạc Cách mạng
Ca sĩ thể hiện hay nhất: NSƯT Thanh Thúy
Link nghe nhạc: zingmp3
MV hay nhất: https://youtu.be/iqT5QV_ImHU
Chút Thư Tình Người Lính Biển
"Khi chia tay anh dạo trên bến cảng, biển một bên và em một bên.
Biển ồn ào em lại dịu êm, anh như con tàu lắng sóng từ hai phía.
Biển một bên và em một bên.
Cho dẫu mai đây xa ánh đèn thành phố,
anh đến buông neo nơi thăm thẳm ánh sao trời,
anh vẫn thấy đời không lẻ loi.
Biển một bên và em một bên..."
Chút thư tình người lính biển đã là một bài hát sớm được phát thanh qua Đài tiếng nói Việt Nam – kênh chuyển tải âm nhạc hiệu quả nhất thời kỳ đó. Sự cân đối giữa lý tưởng và tình cảm riêng, hình tượng người lính hải đảo cộng với người lính sáng tác Trần Đăng Khoa, đã giúp bài hát được phổ biến.
Giai điệu của bài hát cũng rất đẹp. Được viết ở giọng thứ, Chút thư tình người lính biển có sự mềm mại, da diết. Nó cũng có nhiều nốt luyến, để nốt nhạc có thể ngân dài, xuyên qua ô nhịp tiếp theo mà vẫn mềm mịn như một nỗi nhớ.

Nhạc sĩ sáng tác: Trần Đăng Khoa
Thể loại: Nhạc đỏ
Ca sĩ thể hiện hay nhất: Hoài Nam
Link nghe nhạc: zingmp3
MV hay nhất: https://youtu.be/dJw-GNbY5u8
Màu Hoa Đỏ
"Có người lính
Mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo
Có người lính Mùa xuân ấy ra đi từ đó không về.
Dòng tên anh khắc vào đá núi
Mây ngàn hóa bóng cây tre
Chiều biên cương trắng trời sương núi
Mẹ già mỏi mắt nhìn theo..."
Với những người lính đã từng trải qua cuộc chiến, khúc tráng ca "Màu hoa đỏ" của cố nhạc sỹ Thuận Yến, phổ thơ Nguyễn Đức Mậu như một trang nhật ký đậm màu cuộc sống. Với những người chưa từng qua cuộc chiến, bài hát ấy là lời nhắc nhớ về một sự hy sinh “rực lửa” không được phép quên.
Bài hát "Màu hoa đỏ" được nhạc sĩ Thuận Yến phổ thơ của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu vào năm 1991. Sinh thời, nhạc sĩ Thuận Yến chia sẻ rằng, bài thơ “Thời hoa đỏ” của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đến với ông như một cái duyên.
Thời đó, nhà ông còn ở phố Lý Nam Đế, gần với văn phòng của Tạp chí Văn nghệ Quân đội nên thỉnh thoảng ông lại qua "ôn cố tri tân" với bạn thơ Nguyễn Đức Mậu.

Nhạc sĩ sáng tác: Thuận Yến
Thể loại: Nhạc Cách mạng
Ca sĩ thể hiện hay nhất: Trọng Tấn
Link nghe nhạc: zingmp3
MV hay nhất: https://youtu.be/HDsZUEaASZo
Bác đang cùng chúng cháu hành quân
"Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trận
Trùng trùng đoàn quân tiến bước theo con đường của Bác
Nở ngàn hoa chiến công ta dâng lên Người
Dâng lên tới Đảng cả niềm tin chiếu sáng ngời
Cờ sao quyết thắng lấp lánh soi sáng đường cháu đi
Đi ta đi giải phóng miền Nam
Khi quê hương nhà vẫn còn bóng quân xâm lược
Thì ta còn chiến đấu quét sạch nó đi
Lời Bác thúc giục chúng ta
Chiến đấu cho quê nhà Nam Bắc hòa lời ca..."
Bác mất, cả đất trời thấm đẫm nước mắt. Khoác ba lô vào Quảng Trị, tôi nhận ra anh em chiến sĩ ngoài mặt trận đã vượt lên đau thương, hướng chắc tay súng". Ý chí chiến đấu đó khơi dậy trong tác giả cảm hứng sáng tác "Bác đang cùng chúng cháu hành quân", nhạc sĩ Huy Thục nhớ lại.
Khi bài hát hoàn thành cũng là lúc nhạc sĩ phải nằm giường bệnh vì căn bệnh chảy máu dạ dày. Đồng đội chuyển Huy Thục từ chiến trường đường 9 về bệnh viện điều trị. Bấy giờ, bệnh phát nặng, ông buộc phải nằm yên một chỗ, tránh vận động. Nhưng khí thế hừng hực chiến đấu của đồng đội khiến lời ca theo mạch cảm hứng tuôn trào.
Mỗi lúc tỉnh dậy, nhạc sĩ lại nhờ bác sĩ mang cây bút Trường Sơn đến bên giường bệnh để chép nhạc, nhạc sĩ kể. Do phải nằm ngửa viết nên mực từ ruột bút chảy xuống, thấm từng giọt xuống giường bệnh, để rồi khi ca khúc hoàn thành, ông lại thiếp đi vì những cơn đau.
Ngày 26/3/1970, nhân kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức phát sóng "Bác đang cùng chúng cháu hành quân". Âm hưởng hùng hồn, truyền cảm của ca khúc nhanh chóng có sức lan tỏa mãnh liệt, tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho anh em chiến sĩ ngoài chiến trường.

Nhạc sĩ sáng tác: Huy Thục
Thể loại: Pop
Ca sĩ thể hiện hay nhất: Top ca nam nữ
Link nghe nhạc: zingmp3
MV hay nhất: https://youtu.be/I6FT1niNGh4
Bài ca Trường Sơn
"Trường Sơn ơi trên đường ta qua không một dấu chân người
Có chú nai vàng nghiêng đôi tai ngơ ngác
Dừng ở lưng đèo mà nghe suối hát
Ngắt một đoá hoa rừng cài lên mũ ta đi
Trường Sơn ơi Trường Sơn ơi
Đèo vút cao vượt qua mây gió
Đạp đá tai mèo bằng sức pháo ngàn cân
Đi ta đi những trai làng Phù Đổng
Còn gì vui hơn đường ra trận mùa xuân..."
Bài ca Trường Sơn là một ca khúc nhạc đỏ nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Chung được phổ nhạc dựa trên bài thơ của nhà thơ Gia Dũng.
Trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam, khi đang tham gia hành quân trên đường Trường Sơn, nhà thơ Gia Dũng, một người lính thuộc sư đoàn 312, đã sáng tác bài thơ "Bài ca Trường Sơn".
Mặc dù chưa từng đến Trường Sơn, nhưng trong suốt thời gian đi khắp các làng mạc, nhạc sĩ Trần Chung đã có dự định viết một ca khúc về những thanh niên tạm biệt quê hương để ra chiến trường.
Sau khi tình cờ đọc được bài thơ của Gia Dũng trên Báo Nhân Dân, nhạc sĩ Trần Chung đã phổ nhạc nó và cho ra đời một bài hát cùng tên vào tháng 10 năm 1968.
Bài hát bắt đầu trở nên phổ biến trong Quân đội nhân dân nói riêng và Việt Nam nói chung sau khi được giới thiệu trên Đài Tiếng nói Việt Nam với sự trình bày của ca sĩ Quốc Hương.

Nhạc sĩ sáng tác: Trần Chung
Thể loại: Nhạc Cách mạng
Ca sĩ thể hiện hay nhất: Various Artists
Link nghe nhạc: zingmp3
MV hay nhất: https://youtu.be/cxkL90jPlHs
Bước chân trên dải Trường Sơn
"Ta vượt trên miền núi cao Trường Sơn.
Đá mòn mà đôi gót không mòn.
Ta đi nhằm phương Nam,gió ngàn đưa chân ta về quê hương.
Quân về trong gió đang dâng triều lên.
Máu thấm đường ta đi lẫn mồ hôi rơi tình quê tha thiết .
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình..."
Bước chân trên dải Trường Sơn hay Bước chân trên dãy Trường Sơn là một ca khúc nhạc đỏ nổi tiếng của nhạc sĩ, Đại tá Vũ Trọng Hối ra đời vào năm 1966.
Cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 của thế kỷ 20, trong bối cảnh Chiến tranh Việt Nam, Vũ Trọng Hối là một trong những nhạc sĩ quân đội đi thực tế tại chiến trường. Trong những ngày tham gia chiến đấu trên dãy Trường Sơn, ông đã có ý định viết một ca khúc về những "người chiến sĩ Trường Sơn kiêu hãnh".
Mặc dù đã bắt đầu hình thành từ tháng 4 năm 1966 với tên gọi "Chiến sĩ Trường Sơn", nhưng phải đến vài tháng sau, cùng với sự hợp tác viết lời của Nghệ sĩ Nhân dân Đăng Thục (tức nhà viết chèo Tào Mạt), Vũ Trọng Hối mới cho ra đời nhạc phẩm Bước chân trên dải Trường Sơn

Nhạc sĩ sáng tác: Vũ Trọng Hối
Thể loại: Nhạc đỏ
Ca sĩ thể hiện hay nhất: Trọng Tấn
Link nghe nhạc: Spotify
MV hay nhất: https://youtu.be/7zPT3rR3HAs
Các bạn vừa điểm qua top 14 bài hát về bộ đội hay nhất mà Topz đã tổng hợp và chọn lọc. Hy vọng qua những bài hát này, các bạn sẽ có được cảm nhận sâu sắc những hi sinh thầm lặng cũng như thêm biết ơn đối với những người lính. Nếu bạn là người yêu thích thể loại nhạc Cách mạng thì đừng quên note những bài hát trên để nghe mỗi ngày nhé!
Và đừng quên chia sẻ bài viết này để mọi người biết nhé! Chúc bạn có những giây phút giải trí thật tuyệt vời!
Bình luận
Vui lòng đăng nhập để bình luận.
Báo lỗi
Địa điểm liên quan
Top 15 thương hiệu thời trang nổi tiếng ở Việt Nam chất lượng cao được nhiều người yêu thích
Top 10 Ô tô - xe máy - xe đạp những phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày 06/2023
Top 5 phim Ngao Thụy Bằng "đỉnh của chóp" xóa bỏ định kiến hot boy đóng phim
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!