Top 6 Bẫy tâm lý khi giao dịch chứng khoán thường gặp và hệ quả

5.0  (1 bình chọn)
 868

Khi tham gia vào thị trường giao dịch nói chung, từ chứng khoán, forex, thị trường hàng hóa hay vàng, người chơi dễ mắc phải một số bẫy tâm lý khi giao dịch có thể ảnh hưởng nhiều đến kết quả. Để có thể khắc phục những lỗi tâm lý này, chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến những bẫy tâm lý đó. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu kỹ về những cái bẫy tâm lý khi giao dịch chứng khoán thì không thể bỏ qua bài viết dưới đây.

1

Tâm lý đám đông

27/03/2023

 Chỉnh sửa

Tâm lý là một phần vô cùng quan trọng góp phần vào việc thành bại của một trader khi giao dịch, không chỉ trong thị trường Forex mà ở bất cứ thị trường nào khác như hàng hóa hay chứng khoán. “TÂM LÝ GIAO DỊCH” không đơn thuần chỉ là việc bạn có sợ hãi hay tự tin khi tham giao dịch, nó là một tập hợp rất nhiều yếu tố bạn cần biết và cần phải học hỏi và rèn luyện qua thời gian.

Bản thân người tham gia vào bất cứ giao dịch nào luôn cần kiểm soát bản thân trước khi đưa ra quyết định. Để hạn chế mắc phải các bẫy tâm lý khi giao dịch chứng khoán hay bất cứ thị trường nào. Bởi đôi khi một quyết định sai lầm của bạn lại là may mắn của người khác!

bay-tam-li-khi-giao-dich-chung-khoan
Bẫy tâm lý khi giao dịch chứng khoán: Tâm lí đám đông

Tâm lý đám đông hay còn được gọi là tâm lý bầy đàn: phản ánh sự bắt chước lẫn nhau của một nhóm các nhà đầu tư, từ đó dẫn đến những hành động và quyết định theo đám đông. Hành vi của mỗi nhà đầu tư cá nhân mắc phải tâm lý đám đông sẽ chịu sự tác động và điều chỉnh từ những nhà đầu tư khác.

Không chỉ riêng thị trường chứng khoán, tâm lý đám đông còn tồn tại trong bất cứ thị trường nào. Một số nguyên nhân dẫn đến việc hành động theo đám đông đó là:

  • Chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực đó hoặc kinh nghiệm ít
  • Tính chuyên nghiệp khi tham gia thị trường chưa cao
  • Thiếu thông tin vĩ mô đáng tin cậy về thị trường
2

Tâm lý sợ bỏ lỡ

27/03/2023

 Chỉnh sửa

Tâm lý sợ bỏ lỡ hay còn gọi là FOMO: Hội chứng tâm lý fomo được hiểu như một nỗi sợ hãi mà bản thân bỏ lỡ những điều thú vị hoặc hấp dẫn trong cuộc sống mà người khác được trải nghiệm điều đó. Trạng thái này khiến người mắc luôn muốn làm theo ngay lập tức, sợ đã - đang - sẽ bỏ lỡ một điều gì đó nếu không “ngay lập tức” làm theo người khác.

Tâm lý Fomo đôi khi đi kèm với một dạng Tâm lý tự tin một cách thái quá là một trong những tâm lý trên thị trường chứng khoán phổ biến nhất. Khi mắc phải tâm lý này, nhà đầu tư dường như bị che mờ đi lý trí của bản thân khi cần ra dự đoán về kết quả đầu tư. Khi quá tự tin thì nhà đầu tư thường sẽ không coi trọng việc đa dạng hóa danh mục của mình để tránh rủi ro bỏ hết trứng vào một giỏ.

Tâm lý sợ bỏ lỡ khi giao dịch
Tâm lý sợ bỏ lỡ

Đây là một trong những trạng thái tâm lí thường gặp nhất của các Trader khi giao dịch chứng khoán hoặc bất kì một giao dịch trong cuộc sống. Ví dụ khi mua hàng hóa, nhà sản xuất cũng đánh vào tinh thần FOMO với cá slogan như: Chỉ còn một ngày, số lượng có hạn…và họ khiến cho bạn cảm thấy cần nhanh chóng kết luận mua thứ đó trước cả khi bạn kịp nhận ra mình có cần đến món hàng đó hay không.

 Và đó cũng chính là lý do họ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những biến động của định giá cổ phiếu và biến động chung của thị trường.

3

Tâm lý tư duy định kiến

27/03/2023

 Chỉnh sửa

Một loại bẫy tâm lý khi giao dịch chứng khoán hoặc đầu tư khác cũng liên quan đến sự tự tin thái quá đó chính là tâm lý tư duy định kiến. Tâm lý này có nghĩa là khi phân tích để nhận định về xu hướng của một cặp tiền tệ hoặc tài sản giao dịch, bạn thường có xu hướng dựa trên những nhận định mang tính chất định kiến cố hữu mà có thể bạn đã được học ở đâu đó, thậm chí được kiểm chứng trước đó. 

Khi mang tâm lí này trong dầu, bạn sẽ cố hữu không chịu nhìn rộng hơn để đánh giá thị trường nói chung hay còn những yếu tố nào ảnh hưởng đến giao dịch mà bạn đang phân vân hay không.

tư duy định kiến
Tâm lý tư duy định kiến

Hay nói cách khách là bạn đưa ra quyết định đầu tư ban đầu dựa theo những thông tin có sẵn, tuy nhiên sau đó bạn nhận được những thông tin khác và chúng có ảnh hưởng đến quyết định ban đầu của bạn, nhưng thay vì phân tích những thông tin mới này thì bạn lại chú tâm đến việc chỉnh sửa lại những phân tích cũ. Điều này không giúp bạn nhìn nhận được một cách đầy đủ về các thông tin mới. Khi đó, bạn đang tư duy theo lối mòn và phân tích một cách chắp vá.  

Xem thêm: 

Lừa đảo tiền ảo đa cấp là gì? Khi bị lừa đảo tiền ảo thì phải làm gì?

Vốn ít đầu tư gì để hiệu quả? Các hình thức đầu tư tốt nhất hiện nay

4

Tâm lý sợ thua lỗ hoặc lún sâu

27/03/2023

 Chỉnh sửa

Khi tham gia đầu tư thì không ai lại thích cảm giác thua lỗ và mất tiền cả. Tuy nhiên, nếu như bạn có tâm lý sợ thua lỗ một cách thái quá thì rất có thể bạn sẽ phải chịu những tổn thất nặng nề hơn.

Ví dụ, một khoản đầu tư của bạn đang bị lỗ khoảng 20-25% vì một vài lý do nào đó tốt. Quyết định phổ biến của các nhà đầu tư khi đó sẽ là quên đi khoản thua lỗ này và tiếp tục đầu tư. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng bạn không thể khiến cho giá chứng khoán tăng trở lại. Và hành động tiếp tục giữ khoản đầu tư đó giống như những “con bạc” đang cố gắng cược tiền với hy vọng sẽ gỡ gạc lại số tiền đã mất, bởi bạn có thể mất nhiều hơn số tiền đó. 

sợ thua lỗ hoặc lún sâu
Tâm lý sợ thua lỗ hoặc lún sâu

Đây là một bẫy tâm lý thực sự nguy hiểm với các trader, đặc biệt là các trader mới và buồn thay là nó lại dễ gặp phải ở bất kì trader nào.

Bẫy này là một tâm lý được sinh ra có xu hướng bảo vệ quan điểm về quyết định sai trước đó của bạn, và thông thường kết quả là nó đã đánh bay rất nhiều tài khoản. Thực sự rất khó khăn để chúng ta chấp nhận rằng mình đã sai, hoặc rất khó để chấp nhận chúng ta sẽ bị mất tiền ra khỏi túi chỉ bởi cái quyết định ngu ngốc đó là “húc đầu xe tải khi vào lệnh” mà chúng ta đã quyết định trước đó.

Để tránh bẫy tâm lý này thị bạn các áp dụng quản lý vốn một cách kỉ luật. Lên kế hoạch về rủi ro bạn có thể chấp nhận mất khi phân tích của bạn sai lầm, và dừng lỗ ngay khi bạn có thể. Còn cứ để lệnh chạy ngược thị trường thì chẳng khác nào bạn đang ngày càng lún sâu trong bùn lầy và cái kết thì thật cay đắng.

 

5

Bẫy tâm lý trong giao dịch chứng khoán - Tâm lý giảm thiểu hối tiếc

27/03/2023

 Chỉnh sửa

Ví dụ minh họa cho loại tâm lý này đó chính là: Khi bạn bán ra một cổ phiếu với mức lợi nhuận đạt kỳ vọng là 20%, tuy nhiên sau đó giá cổ phiếu này lại tiếp tục tăng. Lúc đó bạn sẽ có tâm lý tiếc nuối vì đã bán cổ phiếu sớm mà không đợi thêm để chốt lãi nhiều hơn.

Tâm lý giảm thiểu hối tiếc này cũng đúng trong trường hợp ngược lại, khi cổ phiếu của bạn đang trong xu hướng giảm điểm, và bạn phải trải qua thời điểm bán tháo nhanh chóng để không bị thua lỗ quá nhiều. 

giảm thiểu hối tiếc
Bẫy tâm lý trong giao dịch chứng khoán - Tâm lý giảm thiểu hối tiếc

Hay có một dạng giảm thiểu hối tiếc đó là bẫy đồng cảm. Đó là việc bạn có xu hướng đi tìm lời khuyên, nhưng tệ hại là chỉ để “tìm người chung thuyền”, và chứng minh là “mình không hề đơn độc”! Thực vậy, sẽ rất tai hại khi bạn đã ra quyết định sai, và lại đi tìm những người cũng sai như mình để xin lời khuyên. Bởi khi có cùng một góc nhìn, một cách tiếp cận thì khả năng hành động của họ cũng sẽ sai giống mình. 

Nên thay vì nhận được một lời khuyên hữu ích và xác đáng, thì bạn lại nhận được một sự vỗ về đồng cảm. Khi đó chúng ta cần phải nhanh chóng định hình lại và đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất trong quá trình giao dịch.

6

Tâm lý bẫy ưu việt

27/03/2023

 Chỉnh sửa

Có rất nhiều trader nghĩ rằng họ biết nhiều hơn và thậm chí giỏi hơn các chuyên gia, thậm chí là giỏi hơn cả thị trường. Điều này rất tới những hậu quả khôn lường, kể cả khi họ đã chứng minh được trong một giai đoạn nào đó. Vì đặc tính khó đoán định của thị trường, nên nó luôn thay đổi và phá vỡ những quy luật vốn có nếu trader bị hưng phấn quá độ với niềm tin mình luôn có thể thắng được thị trường là một cái bẫy vô cùng nguy hiểm.

Tùy theo hoàn cảnh tài chính cá nhân, số vốn đầu tư hay giới hạn về thời gian đầu tư mà sẽ quyết định mức độ rủi ro khi đầu tư của bạn. Khái niệm khung phụ thuộc là thuật ngữ đề cập đến xu hướng thay đổi khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư dựa theo xu thế chung của thị trường.  

bẫy ưu việt
Tâm lý bẫy ưu việt

 

Ví dụ minh họa cho tâm lý này đó là: Nếu bạn không muốn chịu rủi ro cao khi thị trường giảm điểm thì bạn cũng phải chấp nhận rủi ro cao hơn khi thị trường bắt đầu tăng điểm.

Xem thêm:

Top 6 Kênh đầu tư hiệu quả nhất khi thị trường rơi vào lạm phát và khủng hoảng tài chính

Những nguy cơ tiềm ẩn khi đầu tư tiền ảo cho các nhà đầu tư mạo hiểm

Top 5 Quỹ ETF là gì? Nên đầu tư vào quỹ ETF nào tốt nhất hiện nay

Thị trường luôn thay đổi không ngừng, nên chúng ta đừng cố gắng đi kiểm soát thị trường. Thứ duy nhất mà chúng ta có thể cố gắng để kiểm soát được đó chính là bản thân của chúng ta. Và việc đầu tiên bạn cần nhận thức được, đó là tránh những cái bẫy tâm lý luôn rình rập chờ bạn sập bẫy!

Những thông tin trên đây đã chia sẻ đến các bạn những kiến thức chi tiết về bẫy tâm lí trong giao dịch chứng khoán. Đây đều là những thông tin vô cùng quan trọng mà các bạn cần phải biết để có thể thực hiện giao dịch chứng khoán thành công. Chúc các bạn luôn may mắn và tránh được những bẫy tâm lý khi giao dịch chứng khoán không đáng có.

Đánh giá:

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận.

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Báo lỗi

Nội dung báo lỗi là bắt buộc!

Thông báo