Top 10 máy bay lớn nhất thế giới trong lịch sử hàng không

5.0  (1 bình chọn)
 1,679

Máy bay còn được gọi là “Quái vật bầu trời”. Ngày nay, máy bay đã trở thành một phương tiện đi lại trên không rất hữu dụng của rất nhiều nước trên thế giới. Nhờ có máy bay đã rút ngắn đi rất nhiều quãng đường di chuyển giúp mọi người tiết kiệm thời gian. 

Nhưng có bao giờ bạn nghĩ có những chiếc chiếc máy bay có kích thước khổng lồ lên đến hàng trăm tấn trọng lượng không? Hãy cùng với Topz khám phá Top 10 máy bay lớn nhất trong lịch sử hàng không nhé!

1

Máy bay lớn nhất thế giới Stratolaunch .

15/01/2022

 Chỉnh sửa

  • Quốc gia: Mỹ.
  • Khối lượng: 540 tấn.
  • Chiều dài: 73m
  • Sải cánh: 117m
  • Chuyến bay đầu tiên: 13/04/2019

Máy bay lớn nhất thế giới Stratolaunch là dự án của tỷ phú Paul G. Allen, người đồng sáng lập tập đoàn Microsoft, nhằm thiết kế với mục đích đưa các vệ tinh lên quỹ đạo ở tầng thấp.

Stratolaunch có hình thù với 2 thân và sải cánh dài 117m.

Với cấu tạo của chiếc máy bay này thì phi hành đoàn sẽ ngồi ở máy bay bên phải. Phần máy bay bên trái dùng để trữ các hệ thống dữ liệu bay.

Các vệ tinh sẽ được cất ở dưới cánh giữa nối hai máy bay với nhau.

Khoang chứa có tải trọng lên đến 227.000 kg.

Để máy bay cất cánh và hạ cánh được thì phải cần đến 6 động cơ 747 và 28 bánh xe.

Trong chuyến bay đầu tiên của mình, chiếc máy bay đã thực hiện chuyến bay 2,5 giờ trên khu vực sa mạc Mojave với độ cao lên đến 5.180 mét, tốc độ tối đa đạt 304 km/h và trình diễn một số thao tác kiểm soát máy bay trên không.

Theo kế hoạch dự kiến, chiếc máy bay này có thể mang theo các vệ tinh lên đến độ cao gấp 2 lần so với buổi thử nghiệm.

Với độ cao đó máy bay sẽ phóng các vệ tinh lên quỹ đạo.

Sau đó Stratolaunch sẽ quay trở về mặt đất.

Top 1: Máy bay lớn nhất thế giới Stratolaunch .
2

Top 2: Máy bay Hughes H-4 Hercules

15/01/2022

 Chỉnh sửa

  • Quốc‌ ‌gia:‌ ‌Mỹ‌ ‌
  • ‌Khối‌ ‌lượng:‌ ‌113‌ ‌tấn.‌ ‌
  • ‌Chiều‌ ‌dài:‌ ‌66,6m‌ ‌
  • ‌Sải‌ ‌cánh:‌ ‌97,5m‌ ‌
  • ‌Chuyến‌ ‌bay‌ ‌đầu‌ ‌tiên:‌ ‌02/11/‌ ‌1947‌ ‌

Năm 1944, dự án làm máy bay Hughes H-4 Hercules đã tiêu tốn hàng triệu USD(thời đó) nhưng máy bay mới hoàn thành chưa được một nửa, trong khi trước đó theo dự án là làm 500 chiếc sau rút xuống 3 chiếc và cuối cùng là 1 chiếc.

Tuy nhiên chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, đồng nghĩa với hy vọng máy bay có thể giúp cho cuộc chiến đã chấm dứt.

Hợp đồng với chính phủ liên bang nhanh chóng bị hủy, nhưng Hughes(người đứng ra thiết kế) vẫn quyết tâm hoàn thành chiếc máy bay.

Cuối cùng chiếc máy bay cũng được hoàn thành tháng 6/1946.

Vì sự hạn chế sử dụng kim loại trong thời chiến nên máy bay được chế tạo gần như bằng toàn gỗ cây bạch dương vì gỗ này không bị khô mục. Mỗi miếng phải được tráng một lớp keo chống nước.

Vì độ khổng lồ lúc bấy giờ người ta phải sử dụng tới 8 động cơ cánh quạt cho máy bay.

Tuy nhiên, Hughes H-4 Hercules chỉ cất cánh một lần kéo dài trong 26 giây vào năm 1947.

Nhưng nó cũng đã ghi danh mình vào kỷ lục máy bay có sải cánh dài nhất từng bay lên bầu trời.

Top 2: Máy bay Hughes H-4 Hercules
3

Top 3: Máy bay Antonov An-225 (Mriya)

15/01/2022

 Chỉnh sửa

  • Quốc gia: Liên Xô (Ngày nay là CHLB Nga)
  • Khối lượng: 285.000 kg
  • Chiều dài: 84 m
  • Sải cánh: 88,4m
  • Chuyến bay đầu tiên: 1988

Antonov An-225 thực sự là quái vật trên bầu trời lúc bấy giờ. Biệt danh của nó là Mriya, có nghĩa là “giấc mơ”. An-225 là sản phẩm do Liên Xô thiết kế và chế tạo với mục đích tạo ra một chiếc máy bay vận tải siêu trường siêu trọng.

An-225 trang bị 6 động cơ phản lực khổng lồ Ivigan Progress D-18T và 32 bánh xe. Nhờ đó nó có thể quay dễ dàng trên đường băng rộng 60 mét.

Trọng tải thiết kế tối đa của An-225 là 250 tấn, khoang chở hàng có tổng chiều dài 43,3m, chiều rộng 6,4m và chiều cao 4,4m.

Siêu máy bay vận tải này lần đầu thực hiện chuyến bay vào năm 1988 và hoàn thành chuyến bay dài 74 phút từ Kiev thành công.

An-225 đã lập kỷ lục thế giới về việc vận chuyển khối lượng hàng hóa lên tới 187,6 tấn, gồm một máy phát điện từ sân bay Frankfurt Hahn vào năm 2009.

Năm 1994, chiếc An-225 dự kiến sẽ sản xuất ra chiếc thứ 2 nhưng không hoàn thành được do thiếu chi phí.

Hiện tại An-225 cũng đang nắm giữ kỷ lục là một trong những chiếc máy bay có tải trọng tối đa khi cất cánh.

Top 3: Máy bay Antonov An-225 (Mriya)
4

Top 4: Máy bay Airbus A380-800.

15/01/2022

 Chỉnh sửa

  • Quốc gia: Pháp
  • Khối lượng: khoảng 277.000 kg
  • Chiều dài: 72,72 m
  • Sải cánh: 79,75 m
  • Chuyến bay đầu tiên: 27/04/2005

Hiện nay Airbus A380-800 là máy bay hành khách lớn nhất thế giới.

Cấu tạo của Airbus A380:

  • Thân rộng hai tầng, bốn động cơ, hai lối đi đầu tiên trên thế giới và lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại.
  • Có bốn động cơ đặc biệt nằm ở các cánh máy bay.
  • Đáp ứng được nhu cầu cao và các dịch vụ xa hoa. Chiếc máy bay này mang đến sự thoải mái không thể cưỡng lại.

Để A380 có thể đậu lại dưới mặt đất nhiều sân bay phải nâng cấp cơ sở hạ tầng để phù hợp với máy bay này.

Tại sân bay, các máy bay khác phải đợi 3 phút mới được cất cánh sau một chiếc A380 do nhiễu động không khí. Một chiếc A380 có thể chở theo tới 850 hành khách nhưng các hãng hàng không chỉ vận chuyển khoảng 450-550 hành khách mỗi chuyến.

Hiện nay khách hàng lớn nhất của A380 chính là hãng hàng không Emirates Airlines.

Top 4: Máy bay Airbus A380-800.
5

Top 5: Máy bay lớn nhất thế giới Boeing 747-8

15/01/2022

 Chỉnh sửa

  • Quốc gia: Mỹ.
  • Khối lượng: 220.128 kg
  • Chiều dài: 76,3 m
  • Sải cánh: 68,4 m
  • Chuyến bay đầu tiên: 08/02/2010

Được mệnh danh là” Nữ hoàng bầu trời” máy bay Boeing 747- 8 là máy bay thương mại lớn nhất được sản xuất tại Hoa Kỳ, và là máy bay vận tải hành khách dài nhất thế giới hiện nay.

Boeing 747-8i là phiên bản Boeing 747 thế hệ thứ năm, mẫu mới nhất của dòng máy bay Boeing 747 và được công bố vào năm 2005.

Phiên bản Boeing 747- 8 này được thiết kế với thân máy bay kéo dài. Đôi cánh được thiết kế lại để cải thiện tính hiệu quả so với với phiên bản cũ.

Trong tháng 12 năm 2010, đơn đặt hàng cho 747-8 đạt 107 chiếc, trong đó có 74 chiếc của các phiên bản chở hàng và 33 chiếc của các phiên bản chở khách.

Top 5:  Máy bay lớn nhất thế giới Boeing 747-8
6

Top 6: Máy bay Antonov An-124

15/01/2022

 Chỉnh sửa

  • Quốc gia: Nga
  • Khối lượng: 175.000 kg
  • Chiều dài: 68,96 m
  • Sải cánh: 73,3 m
  • Chuyến bay đầu tiên: Đầu năm 1982

Antonov An-124 là loại máy bay lớn nhất từng được sản xuất hàng loạt trước chiếc Airbus A380 và An- 225.

Tuy nhỏ hơn máy bay Antonov An- 225 nhưng Antonov An-124 vẫn là máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới của Không quân Nga.

Trong thời kỳ phát triển nó được gọi là An-400 và An-40 ở phương Tây, và nó cất cánh lần đầu năm 1982.

Cấu tạo của An-124 gồm 4 động cơ phản lực giúp nó có thể bay quãng đường dài với tải trọng tối đa.

Máy bay vận tải An-124 Ruslan có thể mang theo 120-150 tấn hàng hóa các loại mà vẫn có thể thực hiện hành trình xa 4.650-5.400 kg.

Với phiên bản quân sự thì An-124 có thể chở 150 tấn hàng hóa, khoảng 88 người trong một khoang phía trên sau buồng lái.

Những máy bay An-124 đời đầu tiên được thiết kế có thể bay được 7.500 giờ bay. Tuy nhiên có nhiều chiếc đã bay số giờ bay gấp đôi so với dự tính của bản thiết kế.

Ngày nay, để đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng thì những chiếc máy bay chế tạo sau năm 2000 (An-124-100) có tuổi thọ lên tới 24.000 giờ bay. Và đang nghiên cứu để kéo dài tuổi thọ bay lên 40.00 giờ bay.

Top 6: Máy bay Antonov An-124
7

Top 7: Máy bay lớn nhất thế giới Lockheed C-5 Galaxy

15/01/2022

 Chỉnh sửa

  • Quốc gia: Mỹ
  • Khối lượng: 172.371 kg
  • Chiều dài: 75,31 m
  • Sải cánh: 67,89 m
  • Chuyến bay đầu tiên: 30/06/1968

Lockheed C-5 Galaxy là một loại máy bay vận tải quân sự hạng nặng của Mỹ, do hãng Lockheed thiết kế chế tạo.

Máy bay được không quân Mỹ sử dụng làm máy bay không vận chiến lược liên lục địa.

Quá trình để sản xuất ra C-5 Galaxy rất phức tạp từ chi phí bị vượt kế hoạch khiến cho công ty Lockheed gặp khó khăn về tài chính.

Khi đi vào hoạt động, nhiều vết nứt trên cánh của nhiều máy bay đã được phát hiện và phi đội C-5 bị hạn chế năng lực cho đến khi công việc sửa chữa hoàn tất.

Với cấu tạo riêng biệt của C-5 Galaxy đã giúp cho nó có thể đạt vận tốc tối đa là gần 1.000 km/giờ đồng thời có thể bay liên tục 4.440 km mà không cần tiếp nhiên liệu.

Và C-5 Galaxy có thể chở theo 6 trực thăng tấn công AH-64D Apache, hoặc 2 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 trên quãng đường dài 11.000 km.

Từ đó đến nay Lockheed C-5 Galaxy đóng vai trò rất quan trọng đối với việc vận chuyển của quân đội Mỹ.

may-bay-lon-nhat-the-gioi-lockheed-c-5-galaxy-1641120835

8

Top 8: Máy bay Tupolev Tu-160

15/01/2022

 Chỉnh sửa

  • Quốc gia: Nga
  • Khối lượng: 110.000 kg
  • Chiều dài: 54,10 m
  • Sải cánh: 55,70 m
  • Chuyến bay đầu tiên: 18/12/1981

Máy bay Tupolev Tu-160 là máy bay ném bom mạnh nhất thế giới. Ngoài ra Tu-160 còn là nòng cốt trong lực lượng Không quân Nga

Máy bay ném bom Tu-160 được đặt tên là “Thiên nga trắng” và trong quá trình hoạt động nó đã lập 44 kỷ lục thế giới.

Tu-160 được chế tạo theo thiết kế cánh thấp tích hợp với một cánh quét biến đổi .Máy bay được trang bị bộ hạ cánh 3 bánh và bộ ổn định khi quay đầu, cùng 4 động cơ được lắp thành cặp ở thân dưới. Hai khoang tải trọng nằm song song với nhau.

Vật liệu chính của khung máy bay là titan, hợp kim nhôm nhiệt luyện, hợp kim thép và vật liệu composite. Tu-160 còn được trang bị thiết bị tiếp nhiên liệu đặc biệt hiện đại.

Tu-160 có khả năng ở trạng thái trực chiến trong khoảng một ngày. Máy bay đã thiết lập kỷ lục thế giới khi bay liên tục 25 giờ 25 phút trên không, di chuyển hơn 20.000 km.

Phiên bản mới nhất của Tu-160 mang tên Tu-160M2 được ra mắt vào cuối năm 2017.

Top 8: Máy bay Tupolev Tu-160
9

Máy bay HAV Airlander 10

15/01/2022

 Chỉnh sửa

Quốc gia: Anh

Khối lượng: 20.000 kg

Chiều dài: 92m

Sải cánh: 43,5m

Chuyến bay đầu tiên: 17/08/2012

HAV Airlander 10 còn được mệnh danh là “Chiếc mông bay”là một trong những chiếc máy bay lớn nhất thế giới dùng với mục đích phục vụ cho quân sự và dân sự.

Ban đầu Airlander 10 được phát triển cho quân đội Mỹ với vai trò là máy bay do thám. Tuy nhiên sau đó dự án bị dừng lại do ngân sách cắt giảm.

HAV đã được chính phủ Anh tài trợ 3,7 triệu USD để phát triển dự án với mục đích thương mại để chở hàng hay thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ.

Cấu tạo của máy bay là sự kết hợp của khí cầu, máy bay và cả trực thăng và chở đầy khí heli. Được thiết kế để sử dụng ít nhiên liệu nhưng chở nhiều hàng hơn máy bay thông thường.

Chiếc máy bay này có thể đạt độ cao 4.877 m, di chuyển ở tốc độ lên tới 145 km/h và lơ lửng trên không trong suốt hai tuần.

Airlander 10 có thể bay liên tục trong vòng 5 ngày nếu có người và 10 ngày trong tình trạng không tải.

Ngoài ra, Airlander 10 còn có khả năng hạ cánh trên mọi địa hình, từ đất bằng, băng tuyết, sa mạc tới mặt nước.

may-bay-lon-nhat-the-gioi-hav-airlander-10-1641120922
10

Top 10: Máy bay trực thăng Mil-Mi 26

15/01/2022

 Chỉnh sửa

  • Quốc gia: Nga
  • Khối lượng: 28.200 kg
  • Chiều dài: 40 m
  • Đường kính cánh quạt: 32m
  • Chuyến bay đầu tiên: 14/12/1977

Mil-Mi 26 là trực thăng duy nhất có trong danh sách này. Không phải ngẫu nhiên mà mình đưa trực thăng Mil-Mi vào danh sách những chiếc máy bay lớn nhất thế giới trong lịch sử hàng không.

Mi-26 của Nga là một con quái vật thực sự với kích thước lớn nhất và được đưa vào sản xuất hàng loạt với số lượng 318 chiếc so với các mẫu trực thăng hiện nay trên thế giới.

Với cấu tạo của mình Mi-26 có khả năng chở tới 20 tấn hàng hóa bên trong khoang hoặc dùng dây cáp kéo đi. Ngoài ra trực thăng này có thể chở được gần 90 lính nhảy dù hoặc 60 binh sĩ bị thương, nhiều trường hợp Mi-26 còn có thể chở được tới 100 người.

Vào năm 1984 ở Afghanistan máy bay trực thăng vận chuyển các thiết bị chiến đấu, sơ tán những người bị thương khỏi chiến trường, đồng thời trục vớt những chiếc trực thăng Mi-8 bị hư hại.

Vào năm 2002, cũng ở Afghanistan Mi-26 đã được dùng để sơ tán hai máy bay trực thăng MH-47E Chinook và AS532 Cougar bị hư hại trên núi.

Ngày nay, Mil Mi-26 vẫn đang hoạt động trong nhiều lực lượng không quân trên thế giới.

Top 10:  Máy bay trực thăng Mil-Mi 26

Bạn thấy đấy, trên thế giới có rất nhiều những điều thú vị mà chúng ta không thể biết và khám phá hết được. Nhưng chúng ta cũng phải “ngả mũ thán phục” trước những ý tưởng, công nghệ và kỹ thuật của con người để tạo ra những thứ tưởng như không thể thành có thể.

Bạn thấy thế nào với thông tin về top 10 máy bay lớn nhất thế giới trong lịch sử hàng không? Hãy để lại bình luận ở dưới để mọi người cùng biết nhé! 

Đánh giá:

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận.

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Báo lỗi

Nội dung báo lỗi là bắt buộc!

Thông báo